Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ 0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.
Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ điều hành du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ 0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất
Như Báo Văn Hóa điện tử đã đưa tin, khi thời gian chuyển đổi điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế theo các quy định trong Luật Du lịch 2017 sắp hết, việc thực hiện Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, liên quan đến quy định về trình độ nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch quan tâm, đồng thời phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Buổi thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
Sẽ áp dụng linh hoạt…
Những năm gần đây nhưng nguồn nhân lực ngành Du lịch chủ yếu được đào tạo chuyên môn từ các ngành khác như: sư phạm, ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, ngoại thương, thương mại, kinh tế, ngoại giao… Do đó, phần lớn người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành của Việt Nam không được đào tạo bài bản nên chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, trong khi nhóm lao động này là lao động đặc thù, liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, thậm chí liên quan đến tính mạng con người. Chỉ có một số ít người điều hành kinh doanh lữ hành thành công từ kinh nghiệm thực tiễn hoặc được đào tạo đúng chuyên ngành.
Thực tế có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, có đào tạo về chuyên ngành du lịch, lữ hành nhưng tên ngành ghi trên văn bằng có sai lệch so với Thông tư 06.
TCDL đã áp dụng linh hoạt đối với một số trường hợp có sự sai lệch ít về tên ngành đào tạo và vẫn cấp đăng ký kinh doanh bình thường. Đồng thời dự kiến trình lãnh đạo Bộ VHTTDL rà soát các ngành hiện có (7 ngành) quy định tại Thông tư 06, cụ thể hóa và bổ sung một số nội dung liên quan đến các chuyên ngành được công nhận tại Thông tư 06 sau khi sơ kết một năm thực hiện, có xem xét đến một số chuyên ngành đào tạo đã được công nhận trước đây liên quan trực tiếp đến quản trị kinh doanh lữ hành, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH.
Sau khi TCDL báo cáo về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu: “TCDL khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2017/BVHTTDL cho phù hợp với thực tế, không cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành hoạt động, trên tinh thần đảm bảo các trường hợp đã tốt nghiệp tại các trường, khoa du lịch trước Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9.3.2009 và các văn bản hướng dẫn, có học các chuyên ngành du lịch, lữ hành (theo quy định của Luật Du lịch) sẽ được công nhận đủ điều kiện là người phụ trách kinh doanh lữ hành.
Những người đã tốt nghiệp ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến các lĩnh vực như khách sạn, hướng dẫn du lịch, nhà hàng và các lĩnh vực chuyên môn khác thì chỉ cần tham gia kỳ thi để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch, không bắt buộc phải tham gia các khóa học mới được thi như quy định của Thông tư 06”.
Chuẩn hóa chuyên môn là cần thiết
Để hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động kinh doanh lữ hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, cần có sự thống nhất, chuẩn hóa về nội dung đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực du lịch, trong đó có lữ hành. Đối với những người đào tạo chuyên ngành khác hoặc chưa đúng ngành, chưa đúng nội dung cần được bổ sung kiến thức nghiệp vụ điều hành du lịch để chuẩn hóa kiến thức và cập nhật các quy định, chính sách, chiến lược phát triển mới của ngành du lịch.
Sự thay đổi về điều kiện kinh doanh lữ hành đối với người điều hành dịch vụ lữ hành từ quy định các doanh nghiệp tự xác nhận thời gian công tác, kinh nghiệm làm việc (Luật Du lịch 2005) sang quy định bằng cấp chuyên ngành về lữ hành (quy định của Luật Du lịch 2017) đã gây ra tranh cãi và nảy sinh vấn đề nhiều lao động trong ngành lữ hành sẽ phải thi để chuẩn hóa kiến thức.
Một số người đứng đầu các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cho rằng, dù không tốt nghiệp đúng chuyên ngành du lịch, lữ hành nhưng họ đã có kinh nghiệm kinh doanh trong ngành này nhiều chục năm, có người còn đi giảng ở các khoa đào tạo về du lịch, lữ hành. Bây giờ phải đi học lại những kiến thức cơ bản, họ cho là nực cười, tốn kém, không cần thiết…
Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vân Hải Xanh (Quảng Ninh), học chuyên ngành Kế toán tại ĐH Kinh tế quốc dân, đã có hơn chục năm kinh nghiệm làm lữ hành chia sẻ: “Tôi cũng vừa đi học và thi nghiệp vụ điều hành du lịch ở Cao đẳng Văn Lang (Hà Nội). Ngoài những kiến thức cơ bản của ngành, chúng tôi còn được học cách xây dựng chương trình tour, tính giá tour và xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình đi tour. Chắc chắn khi học xong việc xử lý nghiệp vụ sẽ nhanh hơn, đúng trình tự và quy định của pháp luật hơn. Kể cả những anh em đã học đúng chuyên ngành chưa chắc đã cập nhật hết thông tin trong khóa học, nhất là những người đã tốt nghiệp từ lâu. Còn với những người trái ngành như tôi thì rất nên đi học, đi thi, sẽ không thừa vì vô cùng thiết thực”.
Nhiều người đi du lịch bị ngộ độc, vậy làm sao để tránh?
Ngộ độc thực phẩm là một trong những nỗi lo của du khách khi đi du lịch. Với những trường hợp nhẹ thì sẽ gây nôn nao, khó chịu ở vùng bụng, còn trường hợp nặng mà không được điều trị kịp thời có khả năng gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, ăn như thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm không phải ai cũng biết bí quyết.
Mùa du lịch, lượng khách tăng đột biến khiến cho nhiều cơ sở, hàng quán phục vụ không đảm bảo được vệ sinh như ngày thường. Bên cạnh đó, việc phải bảo quản quá nhiều đồ ăn cũng khiến nguồn thực phẩm không còn được đảm bảo.
Mới đây nhất, theo báo Người lao động đưa tin, rạng sáng ngày 26/5, Phòng khám Đa khoa Hải Tiến (xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa) tiếp nhận hơn 50 người nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn , đi ngoài và choáng váng đầu óc. Theo phản ánh của đoàn khách du lịch, ngày 25/5, hơn 80 người trong công ty tổ chức đi du lịch ở Khu du lịch biển Hải Tiến. Tối cùng ngày, sau khi ăn tiệc hải sản cùng nhau, một số người về khách sạn nghỉ ngơi và có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
Đến rạng sáng ngày 26/5, thêm hàng chục người có biểu hiện tương tự và được đưa tới Phòng khám đa khoa Hải Tiến cấp cứu. Hầu hết các bệnh nhân cho rằng nguyên nhân có thể do họ ăn các món hải sản vào chiều tối ngày 25/5.
Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia y tế cho biết, khi đi ăn uống tại nhà hàng, quán ăn ở các khu du lịch, du khách nên tìm hiểu kỹ các món ăn thông qua báo đài, mạng xã hội hoặc người dân địa phương. Hạn chế ăn các món chưa chín như rau sống, salad, thịt tái, gỏi… bởi những món ăn này có nguy cơ nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một số món hải sản dù là thức ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng cũng chính là nguồn gốc của một số bệnh tật như nôn mửa, tiêu chảy,…. Do đó, cần hạn chế ăn hàu, trai, sò tươi sống. Nếu dùng, nên ăn các thực phẩm được nấu chín kỹ và còn nóng. Đặc biệt với món gỏi, tiết canh,… tốt nhất không nên thử để tránh ngộ độc.
Chuyên gia y tế cũng cho biết, không nên ăn lẫn nhiều loại thực phẩm vì điều này sẽ gây hậu quả xấu cho đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng… chưa kể có nhiều loại thực phẩm khi kết hợp sẽ gây ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Ngoài ra một số nguyên tắc cũng cần “bỏ túi” khi đi du lịch như sau:
– Ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch có thể xảy ra khi thử những món ăn độc và lạ do bản thân thực phẩm đó nếu không được chế biến cẩn thận sẽ là một nguồn thực phẩm không an toàn cho bạn. Ví dụ như cóc, cá nóc, rắn độc, một số loại nấm lạ…
– Khi đến một nơi lạ, tại các điểm du lịch, bạn nên chọn những loại nước khoáng, nước đóng chai có thương hiệu để sử dụng. Tuyệt đối không dùng những loại nước không rõ nguồn gốc bởi bạn sẽ không biết loại nước đó có đảm bảo an toàn hay không. Hạn chế dùng các loại nước giải khát được pha chế tại quán. Đặc biệt hạn chế nước đá – đã từng có trường hợp bệnh nhân chỉ uống nước dừa, nước đóng chai những vẫn bị đau bụng đi ngoài và nguyên nhân tìm ra là do đá lạnh không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
– Khi đi du lịch, thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước, men tiêu hóa… là những loại thuốc du khách luôn phải có trong vali. Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, du khách nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tìm cách khắc phục triệt.
Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ 0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.
Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ điều hành du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ 0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất
Theo Cổng thông tin điện tử về công tác Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), khi thất lạc hoặc bị mất cắp hộ chiếu còn giá trị hiệu lực ở nước ngoài, để đề phòng kẻ gian lợi dụng và tự bảo vệ thông tin cá nhân, bạn cần thông báo ngay sự việc với cảnh sát nước sở tại và Cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất.
Việc du khách đi du lịch nước ngoài và bị mất hộ chiếu không còn là chuyện hiếm gặp. Điều này sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, đặc biệt khi đang ở nơi đất khách quê người. Tuy nhiên, khi không may phải đối diện với tình huống này, bạn cần “bỏ túi” những kinh nghiệm quan trọng và thiết yếu nhất.
Về thủ tục, nếu bị thất lạc, việc đầu tiên là nhanh chóng thông báo với cơ quan cảnh sát nước sở tại và cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất. Sau đó, điền đầy đủ thông tin vào đơn trình báo mất hộ chiếu (theo mẫu) và gửi email về Cục Lãnh sự (theo địa chỉ: cls.mfa@mofa.gov.vn) và cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam nơi bạn đang có mặt, kèm theo hai ảnh cỡ 4×6 cm, nộp kèm theo bản chụp giấy xác nhận báo mất hộ chiếu của cảnh sát.
Những thông tin mà bạn cung cấp trong đơn trình báo mất hộ chiếu sẽ được xử lý theo quy trình của cơ quan chức năng và sẽ không còn giá trị sử dụng, nếu bạn tìm thấy nó. Bạn cần xin cấp hộ chiếu mới.
Nếu bạn mang theo giấy tờ khác chứng minh quốc tịch Việt Nam như: Chứng minh nhân dân, bằng chứng bạn nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng năm ngày làm việc, bạn sẽ được cấp lại hộ chiếu nếu bạn tiếp tục hành trình đi nước khác; nếu bạn về nước sẽ được cấp giấy thông hành. Cách khác, nếu đi theo tour hoặc nhóm, đoàn công tác, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân, xác nhận bạn là thành viên của đoàn, bạn sẽ được cấp giấy thông hành về nước trong vòng 24 giờ.
Trong trường hợp bạn không có bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, Cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam phải tiến hành xác minh, thời gian không quá năm ngày làm việc, bạn sẽ được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy thông hành.
Để việc thất lạc hay bị mất cắp hộ chiếu không xảy ra, trước khi du lịch nước ngoài, bạn nên scan các giấy tờ quan trọng như: Hộ chiếu, visa, bằng lái xe, bảo hiểm du lịch… lưu vào điện thoại, tải lên email, dropbox hay các phương tiện khác bạn có thể truy cập online.
Bên cạnh đó, chuẩn bị bản photo các giấy tờ trên, cất trong túi chống nước, ở nhiều nơi khác nhau như ba-lô, vali. Khi đi ra ngoài, bạn nên cất hộ chiếu, thẻ ATM, tiền bạc và giấy tờ tùy thân quan trọng vào một túi nhỏ đeo trong áo.
Điều này sẽ hạn chế mất cắp và trong trường hợp bạn mất giấy tờ thì còn rất nhiều những nơi đã lưu trữ để trình báo cảnh sát, xác định thân nhân, xác nhận nhập cảnh hoặc trường hợp bạn mất hộ chiếu, có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, nếu nước đó không có thì liên hệ Đại sứ quán ở nước gần nhất để làm lại hộ chiếu.
Khang Khang
Theo Cổng thông tin điện tử về công tác Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
– Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động.
Bên cạnh đó, DN còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18-24 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Riêng hành vi sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động còn bị tịch thu tang vật.
Các hành vi sẽ bị phạt bị tiền từ 80-90 triệu đồng là:
– Cho tổ chức cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của DN hoạt động kinh doanh.
– Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của DN khác để hoạt động kinh doanh đối với DN có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Ngoài ra, DN còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12-14 tháng
– Để khách du lịch trốn lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật. Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam
Các hành vi bị phạt từ 40-50 triệu đồng:
– Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch thể thao mạo hiểm theo quy định.
– Không sử dụng dịch vụ do tổ chức cá nhân thuộc Danh mục tổ chức cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch theo quy định.
– Sử dụng hướng dẫn viên (HDV) có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử văn hóa chủ quyền quốc gia… Đồng thời, đình chỉ hoạt động 1-3 tháng.
Phạt tiền 50-60 triệu đối với hành vi sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên giả để hướng dẫn khách du lịch
Đối với vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch:
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi:
– Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi;
– Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch; Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ HDV; Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của HDV theo quy định.
Đồng thời, tước quyền sử dụng thẻ HDV du lịch trong thời hạn 1-6 tháng đối với hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ HDV…
Đáng chú ý, HDV bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử văn hóa chủ quyền quốc gia. Đồng thời tước quyền sử dụng thẻ HDV trong 6-12 tháng.
Đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài phạt tiền từ 30-50 triệu đồng..
Nghị định 45/2019 /NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2019. Nghị định nêu rõ, đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức cá nhân vi phạm.
Như vậy, sau khi Luật du lịch 2017 có hiệu lực 1-1-2019 đến nay Nghị định quy định Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ra đời thay thế Nghị định 158/2013 cũ có hiệu lực từ 1-1-2014 cho đến nay.
PHÁT HIỆN 23 TRƯỜNG HỢP DÙNG THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN GIẢ
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chưa được ban hành, gây ảnh hưởng cho công tác quản lý nhà nước.
Sở du lịch TP.HCM cho biết lượng khách quốc tế đến thành phố trong 3 tháng đầu năm 2019 ước khoảng 2,2 triệu lượt, đạt 27% kế hoạch năm 2019. Doanh thu du lịch ba tháng ước đạt 39.872 tỉ đồng.
Quý I/2019 ngành du lịch thành phố thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch ở mức khả quan, đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2018, qua đó, góp phần hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế caủa thành phố.
Đối với hoạt động lữ hành, Sở tiếp nhận và thụ lý 276 hồ sơ cấp đổithẻ hướng dẫn viên du lịchgồm 176 thẻ quốc tế và 100 thẻ nội địa. Qua thụ lý hồ sơ, phát hiện 23 trường hợp sử dụng thẻ giả.
Bên cạnh đó, khi kiểm tra 14 trường hợp của năm doanh nghiệp lữ hành; 9 cơ sở lưu trú du lịch, thanh tra Sở lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính năm trường hợp gồm công ty cổ phần Di sản MeKong; công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế; công ty Cổ phần TMDVDL Mỹ Úc Âu; khách sạn Sao Mộc Thủy….
Hành vi vi phạm là không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh; Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch; Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng… Tổng số tiền xử phạt là bảy mươi mốt triệu đồng.
Theo Sở du lịch TP.HCM, dù đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn một số hạn chế là Luật Du lịch năm 2017 đã có hiệu lực nhưng vẫn còn trong niên độ chuyển tiếp. Nhiều quy định chưa được hướng dẫn cụ thể, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chưa được ban hành, gây ảnh hưởng cho công tác quản lý nhà nước.
Do đó, thời gian tới Sở tăng cường kiểm tra chuyên ngành trong đó chú trọng kiểm tra lữ hành nội địa; xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề các doanh nghiệp Lữ hành kinh doanh trên mạng. Làm việc với địa phương về rà soát các doanh nghiệp hoạt động du lịch chưa đăng ký giấy phép; hướng dẫn phòng Kinh tế quận huyện theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt và khắc phục vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Dưới đây là một số lệnh cấm về phong cách ăn mặc tại các quốc gia trên thế giới và nếu du khách phạm phải rất có thể bạn sẽ bị phạt nặng, thậm chí là “vướng vòng lao lý”.
Hàn Quốc
Bộ Luật “cấm người dân ăn mặc quá hở hang”
“… người ăn mặc phơi bày 1 cách khiếm nhã các bộ phần cơ thể cần được che chắn, gây xấu hổ, khó chịu cho người khác
Hiệu lực từ giữa 2-2013. Phạt 50.000 KRW gần 1 triệu VND
Malaysia
Không nên mặc đồ màu vàng
Nên mặc quần dài, váy dài che kín vai
TP. Koto Baru, Malasyia cấm
Hở ngực hoặc áo mỏng có thể nhìn thấy bên trong
Hở rốn
Mặc hở mông, quần chẽn váy ngắn và quần đùi
Với người không theo Hồi giáo tại nhà hàng, quán ăn. Hiệu lực từ 2016
Qatar
Cấm mặc quần legging nơi công cộng từ 2014, không được tính là quần và không đủ kín đáo
Những hạn chế về phong cách ăn mặc ở các nước
Đào Mallorca, Tây Ban Nha
Cấm mặc đồ bơi ra khỏi khu vực bãi biển
Phạt 750 USD gấn 17,5 triệu VND. Hiệu lực từ 2014
Vatican, Dubai, Iran, các đền chùa ở Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Singapore
Cấm mặc đồ hở lưng, vai, đầu gối
Nên mặc áo cao cổ dài tay, quần dài, váy dài che kín cơ thể
Đem theo khăn choàng dài, nón phong khi nơi đến yêu cầu (nơi thờ cúng của đạo Do Thái, Hồi giáo)
Trang phục khi đi du lịch không chỉ giúp dễ dàng thích nghi với những biến đổi của thời thiết mà còn là một hành động tôn trọng của bản thân đối với văn hóa của họ. Hy vọng những chia sẽ phía trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi hoàn hảo!