Trang chủ TÀI LIỆU DU LỊCH Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

2606
0
Chia sẻ

NƠI AN NGHỈ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYỄN GIÁP

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đầu tiên, Bí thư Quân ủy đầu tiên, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay; người Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 04 tháng 10 năm 2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.

Nhằm bày tỏ tình cảm yêu mến, kính trọng của tuổi trẻ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hôm nay đoàn mình hành trình xa xôi đến đây để dâng lên người một tấm lòng biết ơn sâu sắc. Có lẽ sau mất mát lớn lao của dân tộc Việt Nam vì đã phải mất đi người Cha già kính yêu của dân tộc, lần nữa toàn thể non sông mình lại đau đớn mất đi một cây “Đại Thụ” nữa.

Thưa quý đoàn, Bác Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bác xuất thân trong một gia đình nho giáo, với cụ thân sinh là ông Võ Quang Khiêm – một nhà nho đức độ, và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Gia đình 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại 5, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Bác Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ.

Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho bác nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng bác những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.

Khái Quát Đường đến Cách mạng của Người

Ngoài việc học, Bác Giáp sớm có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị – xã hội, đến đất nước thưở ấy đang trong cảnh nô lệ. Năm 14-15 tuổi, hằng tuần bác đã tìm gặp nhà chí sĩ Phan Bội Châu để nghe cụ nói chuyện. “Biệt nhãn” của cụ Phan cũng đã sớm nhận ra tinh thần cách mạng hay một thiên tư nào đó tiềm ẩn trong con người bác Giáp.

Ngày 3/5/1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử bác đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.

Những Chiến Công Oanh Liệt Của Đại Tướng

Năm 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam.

Ngày 25/12/1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14/8/1945, Võ Nguyên Giáp trở thành Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, từ 28/8/1945 đến hết năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

Từ 7/1947 – 7/1948: Trong Chính phủ Liên hiệp, bác là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp.

Ngày 19/12/1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, bác bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948, bác trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. dù chưa được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó cũng như không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội,

Tháng 8/1948, bác là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam.

Các chiến dịch bác đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:

  • Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  • Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
  • Chiến dịch Trung Du (tháng 12/1950)
  • Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  • Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5/1951)
  • Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12/1951)
  • Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952)
  • Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4/1953)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954).

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Từ 1955 – 1980: Bác làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ 1981 – 1991: Bác giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là Đại biểu Quốc hội từ khóa I – VII.

Đại Tướng Và Những Tác Phẩm Quân Sự Bất Hủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác phẩm quân sự có giá trị nghiên cứu cao như: “Khu giải phóng” (1946), “Đội quân giải phóng” (1947), “Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược” (1950), “Điện Biên Phủ” (1964), “Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng” (1970), “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân” (1972), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” (1979), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng Việt Nam” (2000)…

Với những đóng góp cực kỳ to lớn cho cách mạng và kho tàng nghiên cứu của Việt Nam, Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, và nhiều huân chương, phần thưởng cao quý khác…

Vũng Chùa Đảo Yến – Nơi An Nghỉ Của Đại Tướng

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí.

Đây là vùng đất rất yên bình vì được bao bọc bởi các hòn, khá kín gió không thể vào được vì thế người ta gọi là Vũng. Ngày xưa, nơi đây có ngôi chùa rất linh thiêng, nên người dân gọi địa danh này với tên Vũng Chùa. Đảo Yến tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng gió. Sau này người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về đây làm tổ

Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt được tiêu chí thế đất Tứ tượng bao gồm: Huyền Vũ ở phía sau (Đèo Ngang), Thanh Long là ngọn đồi phía trái (một phần của Đèo Ngang), Bạch Hổ  là địa hình thấp hơn ở phía tay phải và Chu Tước là gò đồi nhỏ  phía trước mặt chính là đảo Yến

Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa – Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm.

Đăng ký Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here