Trang chủ VIỆC LÀM DU LỊCH Ngành du lịch làm những công việc gì?

Ngành du lịch làm những công việc gì?

1405
0
Chia sẻ
Chương trình thực tập thực tế 2 ngày 1 đêm Đồng Tháp lớp hdv du lịch 01

NGÀNH DU LỊCH LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang dần đẩy mạnh chuyển dịch tỉ trọng từ công nghiệp sang nhóm ngành dịch vụ, trong đó không thể kể đến sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành du lịch. Chính phủ cũng xác định Du lịch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam (bên cạnh Nông nghiệp và Công nghệ thông tin).

Cũng vì thế mà xu hướng chọn theo học ngành Du lịch của học sinh, sinh viên Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Mọi người vẫn hay truyền tai nhau: “Làm du lịch là kiếm được khối tiền” hoặc “Học du lịch mai sau ra không cần lo chuyện việc làm”. Vậy nhưng bạn có thực sự hiểu ngành du lịch làm những công việc gì và cơ hội xin việc của ngành hiện nay như thế nào chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ tất cả các vấn đề liên quan đến ngành du lịch.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH

Du lịch là gì?

Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Chợ Việt trong du lịch 05Tình hình phát triển ngành du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới, rất nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao.

Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú, có thể kể đến tiêu biểu như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Cao nguyên đá Đồng Văn…

Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm và giải quyết an sinh xã hội cho hàng triệu người dân Việt Nam.

Sau đây hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu thị trường việc làm của ngành du lịch – lữ hành nhé.

NGÀNH DU LỊCH LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Nhắc đến ngành du lịch có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến cụm từ Hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên xét trên góc độ doanh nghiệp, du lịch bao gồm rất nhiều khâu và mỗi khâu lại đảm nhận những công việc hoàn toàn khác nhau, trong đó Hướng dẫn viên du lịch chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số các công việc có thể làm tại ngành này. Về cơ bản du lịch có 7 nhóm việc chính sau

Quản lý du lịch

Khi làm công việc này, bạn thực sự là “VIP” rồi đấy. Đây là việc của những người có năng lực quản lý và hiểu biết về du lịch. Với các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn thường có chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo những bộ phận, nhân viên dưới quyền.

Công việc này có thể chưa phải là mối quan tâm nghề nghiệp ngay của bạn. Nhưng cũng cần thiết để ước mơ một ngày không xa, trong các bạn sẽ có những nhà quản lý du lịch trẻ, giỏi giang và nổi tiếng chứ.

Điều hành du lịch

Nhiệm vụ của người điều hành du lịch là phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch thực hiện các chương trình du lịch; nhận thông tin từ những chương trình ấy để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, yêu cầu của khách do hướng dẫn viên báo về.

Chợ Việt trong du lịch 04Bên cạnh đó, người điều hành du lịch còn phân công theo lệnh cho những người điều khiển phương tiện đi lại đưa đón và phục vụ khách. Thông thường, các cơ sở du lịch có phòng điều hành, nơi các nhân viên điều hành thực hiện công việc của mình.

Nhân viên marketing du lịch

Hay còn gọi đơn giản là nhân viên tiếp thị du lịch. Là nhân viên marketing, bạn sẽ nghiên cứu thị trường du lịch để tìm ra những gì khách cần, những gì đã có và cần có để đáp ứng nhu cầu của khách.

Đây cũng là việc quảng bá, khuếch trương các sản phẩm du lịch: chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch hiện có, sẽ có, với từng loại chất lượng, giá cả để khách hàng biết và lựa chọn.

Marketing du lịch cần kiến thức du lich, kiến thức kinh doanh, khả năng phân tích và cả cái mà người ta thường gọi là sự “thính nhạy với thương trường”. Tất nhiên, tuổi trẻ và sự năng động của bạn là một lợi thế lớn vì với công việc này, bạn thường phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.

Hơn nữa với công việc này, những bạn học về marketing (mà không phải ngành du lịch) cũng có thể làm được, chỉ cần có sự nhanh nhạy và đam mê khám phá thị trường du lịch.

Kế toán lữ hành

Công việc kế toán lữ hành chủ yếu là lên kế hoạch chi phí, dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi trong tour, lập danh sách khách du lịch, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour, quản lý, theo dõi tour và thu thập các chứng từ liên quan… Từ đó lập các báo cáo về chi phí, hiệu quả tour và quyết toán thuế của doanh nghiệp vào cuối kỳ.

Công việc này đòi hỏi không chỉ chuyên môn về du lịch mà còn cả kế toán và khả năng làm việc linh hoạt, chính xác với các con số, vì chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Tuy nhiên với những bạn đã có sẵn niềm yêu thích với ngành kế toán, làm việc trong lĩnh vực du lịch rất thú vị và đáng để thử thách bản thân.

Hướng dẫn viên du lịch

Đây chính là công việc hay được các bạn nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành du lịch. Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu (hoặc liên hệ với người giới thiệu) tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn…học hướng dẫn viên du lịch ở đâuHướng dẫn viên du lịch không cần ngoại hình quá xuất sắc, quan trọng nhất vẫn là kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, sức khỏe dẻo dai và tâm lý ổn định.

Hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc cho các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch hay các trung tâm nghiên cứu, ban quản lý di tích, danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

Nhân viên lễ tân

Công việc chính của nhân viên lễ tân là nhận điện thoại, trả lời các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình, tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách, kiểm tra xem các dịch vụ có đáp ứng đúng yêu cầu của khách không và giúp khách trong các việc điện thoại, nhận và ký gửi đồ, thanh toán… Những công việc này đều yêu cầu nghiệp vụ và hành vi ứng xử theo các nguyên tắc giao tiếp quốc tế nhất định và phù hợp.

Nhân viên lễ tân thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, nghe hiểu đúng thông tin từ khách, giao tiếp chính xác, rõ ràng, khéo léo, và đặc biệt là phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài.

Sau khi chứng minh được năng lực và có đủ kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên chức vụ quản lý lễ tân, chịu toàn bộ trách nhiệm về các vấn đề ở bộ phận lễ tân.

Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

Thông thường các bữa ăn, bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn đều do các nhân viên phục vụ bàn, bếp, bar đảm nhận. Một bàn tiệc trong nhà hàng, khách sạn không chỉ phải thể hiện sự sang trọng, chuẩn mực của bài trí, sắp xếp, mà trình tự phục vụ khách cũng phải khéo léo, hấp dẫn, thể hiện cả chiều sâu văn hóa lẫn mục đích của bữa tiệc. Màu sắc, hương vị từng món ăn, nghệ thuật phục vụ, cho đến từng đoá hoa bài trí trên bàn tiệc, từng nếp gấp tinh tế của chiếc khăn ăn như chúng ta thấy đều là kết quả công việc của những nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế và các đầu bếp.

Bên cạnh đó công việc buồng phòng cũng không hề đơn giản. Các buồng, phòng, nhất là những nơi đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về sự sạch sẽ, thoáng mát cùng cách sắp đặt hợp lý, có thẩm mỹ, thậm chí là theo “gu” của từng đối tượng khách. Không chỉ vậy, nhân viên buồng phòng còn phải kịp thời và nhanh chóng phục vụ khách, hướng dẫn khách tận tình.

Ngoài ra, trong ngành du lịch còn nhiều công việc khác như chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe, bán hàng lưu niệm, tổ chức vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh tại các khu du lịch, nhân viên bảo trì hệ thống, giáo dục môi trường du lịch, nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch…

Lưu ý:

Nếu làm việc trong ngành du lịch thì không thể chỉ nhìn vào mức lương cứng, bạn còn có thể nhận được rất nhiều hoa hồng hoặc tiền tip từ khách nếu hoàn thành công việc tốt nữa.

HỌC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÂU?

Hiện nay, bên cạnh các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có đào tạo ngành du lịch uy tín và chất lượng thì còn có các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn dành cho các đối tượng tốt nghiệp không phải chuyên ngành du lịch, Tiêu biểu như trường Cao đẳng Văn Lang địa chỉ tin cậy về đào tạo chính quy ngành du lịch cũng như nghiệp vụ du lịch.

TÌM CÔNG VIỆC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÂU?

Để có được một công việc trong ngành du lịch, chắc hẳn điều đầu tiên các bạn nghĩ đến là các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tiêu biểu có thể kể đến như vietravel.com, saigon-tourist.com, dulichviet.com.vn, viettourism.com, hanoitourist.vn, fiditour.com hoặc các nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch… Nếu muốn làm việc tại những nơi cụ thể mà bạn đã nhắm trước, hãy theo dõi website hoặc fanpage facebook của nó thường xuyên để không bỏ lỡ bất cứ tin tuyển nhân sự nào.

Bên cạnh đó, nếu bạn không muốn chờ đợi lâu thì hãy tìm việc tại các website đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp như jobstreet.vn, hoteljob.vn, mywork.com.vn, topcv.vn… hoặc các group việc làm ngành du lịch trên facebook.

 

 

Đăng ký Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here