Trang chủ TÀI LIỆU DU LỊCH Mừng giáng sinh và năm mới 2018

Mừng giáng sinh và năm mới 2018

2012
0
Chia sẻ

MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2018 

Hơn 2.000 năm trước, tại kinh thành Bethlehem miền Judea, một vì sao sáng giữa đêm đông buốt giá, một hang đá bên máng lừa và một con người vĩ đại đã ra đời.

Kể từ đó, trong những đêm dài tăm tối, một ánh lửa được thắp lên mang hơi ấm của Tin Mừng đến với muôn người, gieo hy vọng vào Đức Tin trước sự bạo tàn của đoàn quân viễn chinh La Mã. Ngày nay, Giáng Sinh (sau tiết đông chí 1 ngày) là một lễ hội lớn nhất vào dịp cuối năm. Người ta có thể nhìn lại mình và ước nguyện điều kỳ diệu cho năm mới. Tuy nhiên, vào buổi ban đầu, mọi chuyện không phải như vậy.

Mãi đến thời giáo hoàng IULIUS I, năm 360, Giáo hội chọn 25/12, sau tiết đông chí một ngày, để làm lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa của ngày 25/12 là “ánh sáng bừng lên xóa tan đêm dài tăm tối đã qua”. Đông chí (23 hoặc 24/12) có đêm dài nhất trong năm, độ cao Mặt Trời thấp nhất và tiết trời lạnh nhất ở nửa bán cầu bắc.

Hơn nữa, người ta không đón năm mới vào 01/January mà là ngày 01/March, tháng bắt đầu mùa xuân, cây cỏ nở hoa và công việc bắt đầu trở lại.

Vào thời xa xưa, dương lịch xuất hiện nơi đồng bằng, phản ánh sự thay đổi thời tiết và giúp người nông dân biết thời khắc trồng trọt mỗi vụ mùa. Ban đầu, dương lịch của người La Mã chỉ có 10 tháng và số ngày trong tháng phụ thuộc vào thánh chỉ đầu năm của các hoàng đế. Mùa đông không được đưa vào lịch vì mọi sinh hoạt dường như đóng băng. Tháng đầu năm mới phải được mở đầu bằng mùa xuân, tháng March, có chứa ngày xuân phân.

giáng sinh/huongdanviendulich.org

Tên các tháng theo thứ tự và ý nghĩa như sau:

1. March (Martius, tháng của thần Chiến Tranh Mars, thần thoại La Mã)
2. April (Aprilis, tháng “nẩy mầm”)
3. May (Maius, tháng của nữ thần Trái Đất Maia, thần thoại Hy Lạp)
4. June (Junius, tháng của nữ thần Hạnh Phúc Juno, vợ của Jupiter, thần thoại La Mã)
5. Quintilis (tháng thứ năm)
6. Sextilis (tháng thứ sáu)
7. September (tháng thứ bảy)
8. October (tháng thứ tám)
9. November (tháng thứ chin)
10. December (tháng thứ mười)Đến năm 452TCN, các tháng mùa đông đã được đặt tên, xếp vào cuối năm và bộ lịch lắp đầy vòng ngày tháng. Đó là các tháng:
11. January (Januarius, tháng của thần hai khuôn mặt, quá khứ và tương lai, Janus, thần thoại La Mã)
12. February (tháng “tẩy rửa tội lỗi”)

Năm 45TCN, Julius Caesar, hoàng đế La Mã, đã lấy 1 ngày ở tháng cuối năm (February) đưa vào tháng Quintilis và đổi tên thành July (tháng Julius) vì đó là tháng sinh của ông. Vài chục năm sau, hoàng đế Augustus cũng làm tương tự, rút 1 ngày của tháng February và đưa vào tháng Sextilis, đổi tên thành August (tháng Augustus). Kể từ đó, February chỉ còn 28 ngày (hoặc 29 ngày, nếu nhuận).

Ngoài ra, Caesar còn quy định ngày đầu năm mới là 01/January. Tuy nhiên, người ta không làm lễ đón năm mới vì trong 2 tháng January và February chỉ là xấp sếp mọi công việc trước khi được bắt đầu vào lúc mùa xuân vừa đến (tháng March). Bộ lịch này gọi là lịch JULIUS, một năm có 365 ngày và 4 năm nhuận một lần (365,25 ngày trong 1 năm).

Vào khoảng năm 1.500, người ta nhận thấy dịp lễ Giáng Sinh (25/12) ngày càng cách xa tiết đông chí. Lúc này độ cách nhau đã là 11 ngày, trong khi lúc đầu công nguyên chỉ là 1 ngày. Qua quan sát thiên văn tốt hơn và người ta biết được nguyên nhân là do một năm chỉ là 365,2422 ngày.

Do đó, mỗi năm chênh lệch nhau 365,25 – 365,2422 = 0,0078. Sau 100 năm, chênh lệch này là 0,78 ngày. Sau 400 năm, con số này là 3,12 ngày.

Năm 1582, giáo hoàng Gregorius ban hành bộ lịch mới, lịch GREGORY. Theo đó, vẫn như lịch Julius nhưng 400 năm bỏ đi 3 ngày không nhuần. Đó là 3 ngày đầu thế kỷ mà 2 chữ số đầu của năm không chia hết cho 4 (như 1900, 2100, 2200,…). Từ lúc này, ngày 01/January mới chính thức trở thành lễ hội cho năm mới vì thời tiết đã bắt đầu dịu hơn, không còn quá khắc nghiệt sau tiết đông chí.

Các quốc gia dần dần chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Pháp, Italia,… chuyển sang ngay, phải bỏ bớt 10 ngày trong bộ lịch để vẫn giữ khoảng cách giữa Giáng Sinh và tiết đông chí 1 ngày như thời đầu công nguyên. Anh chuyển từ 1752, bỏ 11 ngày. Liên Xô từ 1918, Đông Âu từ 1945, bỏ qua 13 ngày.

Chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2018.

Tài liệu facebook Tan Vo 

Đăng ký Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here