25 C
Sài Gòn
Thứ ba, Tháng tư 29, 2025

DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT ĐIỀU HÀNH DU LỊCH NGÀY 28/02/2019 TẠI HCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ điều hành du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT HƯỚNG DẪN DU LỊCH NGÀY 28/02/2019 TẠI HCM

0
danh sách sở du lịch toàn quốc

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Các dạng câu hỏi tình huống khi thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch

0

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch ngoài khối lượng kiến thức nghề là vô cùng nhiều, vừa phải có bản lĩnh, sự nhạy bén trong xử lý tình huống, vô vàn những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi hướng dẫn viên du lịch đang thực hiện tour du lịch.

Theo đúng quy chế của kỳ thi chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch sẽ có phần câu hỏi tình huống trong phần thi Thực hành.

Huongdandulich.org xin gửi đến các bạn một số câu hỏi tình huống mang tính tham khảo dưới đây:

  1. Sau khi nhận buồng tại khách sạn, một người  trong số đó nhất định đòi ở riêng không chịu ở ghép với khách khác. Anh (Chị) xử lý như thế nào?
  2. Khi thực hiện chương trình du lịch: Một khách trong đoàn bị ngộ độc thức ăn tại nhà hàng khách sạn được đặt trước. Anh (Chị) sẽ giải quyết tình huống như thế nào?
  3. Đoàn khách tổ chức uống rượu trên xe, nhóm đánh bài, nhóm ca hát rồi la hét và sau cùng lớn tiếng dẫn đến xô sát trên xe. Cho biết hướng giải quyết của anh (chị)?
  4. Khi đoàn khách đến sân bay (nhà ga, bến tàu) không đúng với thời gian đã xác định, bạn phải làm gì?
  5. Bạn được phân công hướng dẫn đoàn khách tới một số điểm tham quan mà bạn chưa đến đó bao giờ. Là hướng dẫn viên, anh (chị) phải làm gì?
  6. Khi tiễn khách ra sân bay về nước, hướng dẫn viên nhận được thông tin chuyến bay bị hủy đến ngày hôm sau, thì bạn sẽ xử lý thế nào?
  7. Đoàn khách đã tới sân bay (cửa khẩu) nào đó và gặp trục trặc không nhập cảnh được ở Việt Nam. Nguyên nhân là do khách tới sân bay (cửa khẩu) nhập cảnh không đúng như trong hộ chiếu đã ghi, chẳng hạn trong hộ chiếu ghi khách nhập cảnh ở Nội Bài nhưng khách lại qua cửa khẩu Lào Cai, hướng dẫn viên phải xử lý thế nào?
  8. Bạn được phân công đi tiễn hộ đoàn khách vào sáng ngày hôm sau nhưng lại không biết mặt khách, bạn sẽ làm gì?
  9. Bạn dẫn khách đi tour Đà Lạt – Nha Trang, ngày thứ 2 một khách trong đoàn từ chối tham gia vì lý do sức khỏe và muốn ở lại khách sạn. Anh (Chị) sẽ xử lý thế nào?
  10. Khi tiễn đoàn khách tại sân bay do điều kiện thời tiết hoặc sự cố kỹ thuật chuyến bay phải lùi chậm 1-2h hoặc hủy bỏ, hoặc máy bay hạ cánh không đúng với lịch trình. Là HDV bạn nên làm gì trong tình huống này?
  11. Trong tour đi tỉnh lẻ, khách tham quan bị bệnh nghiêm trọng và yêu cầu đưa về bệnh viện quốc tế ở TPHCM, không chịu đến bệnh viện tỉnh gần nhất. Anh (Chị) xử lý tình huống thế nào?
  12. Đoàn khách của bạn đã làm xong thủ tục trả phòng và rời khỏi khách sạn, lúc đó nhân viên  khách sạn mới báo bạn du khách ở phòng này còn thiếu khăn tắm, làm vỡ ly, du khách phòng kia cũng chưa thanh toán tiền điện thoại,… Bạn xử lý ra sao?
  13. Bạn đưa đoàn du khách Việt Nam đi tham quan du lịch nước ngoài bằng phương tiện máy bay. Bạn lo lắng đoàn khách của bạn bỡ ngỡ trong việc làm thủ tục nhập cảnh và kiểm tra hải quan. Bạn sẽ làm gì?
  14. Hướng dẫn viên đưa đoàn khách về khách sạn và đã đặt theo đúng hợp đồng nhưng khách không chịu ở và yêu cầu đổi khách sạn với lý do khách đã trả tiền rất nhiều. Anh (Chị) xử lý tình huống này như thế nào?
  15. Hướng dẫn viên đưa khách nước ngoài đến ăn chiều tại một nhà hàng ở trung tâm thành phố. Trên đường đoàn bị kẹt xe, khách đang đói mà nếu chờ thì không biết đến bao giờ đường mới thông
  16. Khi làm thủ tục check in tại sân bay, khách phát hiện bỏ quên hành lý tại khách sạn. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
  17. Đoàn đang thực hiện chương trình tham quan tại Daklak. Buổi sáng ngày rời Daklak đi Pleiku, lái xe của đoàn bị bệnh bất ngờ rồi chuyển qua sốt cao. Anh (Chị) xử lý tình huống đột xuất và khẩn cấp này như thế nào?
  18. Trưởng đoàn ở xe bạn cứ liên tục giật mic của HDV để giành nói, khi HDV chuẩn bị giới thiệu cho khách trên xe về một điểm du lịch nào đó. Làm sao để người trưởng đoàn này không còn những hành động thiếu tôn trọng HDV thế nữa
  19. Nếu khách của anh (chị) không tin vào những điều mình nói? Và sau mỗi thông tin bạn đưa ra họ đều giơ quyển guide book ra để kiểm tra thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  20. Anh (Chị) xử lý như thế nào khi đưa đoàn đến địa phương, hướng dẫn viên địa phương đi cùng đoàn đưa ra một số thông tin khác với thông tin mà anh (chị) cung cấp trước đó làm cho khách thắc mắc
  21. Anh (Chị) cho biết một vài kinh nghiệm trong cách xử sự với người khách du lịch “cá biệt” luôn vi phạm nội quy, giờ giấc, có thái độ hoặc hành động làm ảnh hưởng đến cả đoàn khách
  22. Sau một ngày hướng dẫn khách, anh (chị) thông báo lịch trình và kế hoạch của ngày tiếp theo. Anh (Chị) sẽ làm gì khi một vài khách trong đoàn đề nghị thay đổi địa điểm tham quan không theo tour như đã ký kết?
  23. Bạn hướng dẫn một đoàn khách du lịch đi bộ tham quan tại một điểm du lịch. Không may một du khách bị móc túi và mất một món đò có giá trị. Anh (Chị) sẽ giải quyết như thế nào trong tình huống này?
  24. Là HDV du lịch, anh (chị) sẽ làm gì khi có khách trong đoàn bị mất tài sản ở khách sạn?
  25. Hãy xử lý tình huống khi có sự cố bất hòa giữa các khách?
  26. Hướng giải quyết của hướng dẫn viên như thế nào khi đoàn khách yêu cầu thực hiện một điểm tham quan ngoài chương trình và đồng ý thanh toán bằng tiền trực tiếp cho hướng dẫn viên và lái xe?
  27. Anh (Chị) xử lý như thế nào khi khách bị mất hộ chiếu?
  28. Nhiều du khách thường có ý nghĩ là hãng du lịch hoặc hướng dẫn viên bố trí chương trình mua sắm tại điểm nào đó để ăn hoa hồng. Anh (Chị) suy nghĩ như thế nào về vấn đề này và làm gì để làm thay đổi suy nghĩ dó của khách?
  29. Sau khi hướng dẫn khách tham quan tại một di tích hoặc một thắng cảnh, có một vài khách trong đoàn chưa thỏa mãn với những nội dung đã giới thiệu và yêu cầu anh (chị) trình bày tỉ mỉ hơn, nhưng anh/chị lại không đáp ứng được. Anh/Chị sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?
  30. Du khách mua hàng hóa nhiều so với chuẩn hàng không quy định (hành lý xách tay, hành lý ký gửi…). Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ phải làm gì?

Chứng chỉ sơ cấp vận tải đường bộ

0
Chứng chỉ sơ cấp vận tải đường bộ

KHÓA HỌC SƠ CẤP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vật tải bằng xe ô tô và theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định: “Người quản lý điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải” và “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”

Trường Cao Đẳng Duyên Hải thông báo tuyển sinh khóa học sơ cấp Quản lý và khai thác vận tải đường bộ như sau:

1. Đối tượng tham dự:

Là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Người trực tiếp điều hành, giám đốc, quản lý… các doanh nghiệp vận tải cần có Chứng chỉ sơ cấp ngành vận tải (Chứng chỉ Sơ cấp Quản trị, điều hành và khai thác vận tải đường bộ) trở lên để được phép hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường bộ

2. Mô tả khóa học:

Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong một số công việc thuộc nghề Quản lý và khai thác vận tải đường bộ như kiến thức về pháp luật kinh doanh vận tải, quá trình vận tải và khai thác vận tải bằng phần mềm. Sau khóa học, người học vận dụng các kiến thức để tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải cũng như khai thác kỹ thuật phương tiện vận tải an toàn và hiệu quả.

3. Mục tiêu đào tạo:

Kiến thức:

– Trang bị cho người học kiến thức cơ bản liên quan đến: Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ; Kinh tế vận tải; Tổ chức các quá trình vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô và Khai thác vận hành hiệu quả phần mềm quản lý vận tải

– Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có hoạt động kinh doanh vận tải. Hiểu được các yếu tố, điều kiện khai thác vận tải đường bộ; nắm vững nguyên tắc, phương pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải bằng ô tô;

Kỹ năng:

– Có khả năng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải;

– Có khả năng vận dụng trong quản lý, khai thác kỹ thuật phương tiện vận tải an toàn và hiệu quả;

4. Chương trình đào tạo:

– Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ

– Khai thác vận tải đường bộ

– Thống kê vận tải

5. Thời gian và kinh phí đào tạo:

– Thời gian học: 3 tháng

– Ca học: Tất cả các ngày trong tuần hoặc theo nhu cầu

– Kinh phí: 3.600.000 đ.

6. Cấp Chứng chỉ:

Sau khi hoàn thành khóa học, những học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ sơ cấp Quản lý và khai thác vận tải đường bộ theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiChứng chỉ sơ cấp Điều hành vận tải, Chứng chỉ sơ cấp Quản trị và khai thác vận tải đường bộ, Là điều kiện cần và đủ để hành nghề kinh doanh vận tải theo quy định.

7. Hồ sơ đăng ký

– 1 Đơn đăng ký học nghề (Theo mẫu của trường)

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

– 1 Bằng tốt nghiệp cao nhất công chứng

– 04 Ảnh 3×4; 01 CMND photo

Đăng ký học chứng chỉ vận tải đường bộ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI

Điện thoại: 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00

(Lớp chứng chỉ vận tải đường bộ tuyển sinh trên toàn quốc. Học viên ở đâu cũng có thể đăng ký học qua Online hoặc đến các chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp HCM….)

Danh sách học viên thi đạt Điều hành du lịch ngày 12/05/2019 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ điều hành du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Danh sách học viên thi đạt Hướng dẫn du lịch ngày 12/05/2020 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Danh sách học viên thi đạt Hướng dẫn du lịch ngày 18/02/2020 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

0

NƠI AN NGHỈ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYỄN GIÁP

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đầu tiên, Bí thư Quân ủy đầu tiên, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay; người Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 04 tháng 10 năm 2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.

Nhằm bày tỏ tình cảm yêu mến, kính trọng của tuổi trẻ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hôm nay đoàn mình hành trình xa xôi đến đây để dâng lên người một tấm lòng biết ơn sâu sắc. Có lẽ sau mất mát lớn lao của dân tộc Việt Nam vì đã phải mất đi người Cha già kính yêu của dân tộc, lần nữa toàn thể non sông mình lại đau đớn mất đi một cây “Đại Thụ” nữa.

Thưa quý đoàn, Bác Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bác xuất thân trong một gia đình nho giáo, với cụ thân sinh là ông Võ Quang Khiêm – một nhà nho đức độ, và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Gia đình 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại 5, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Bác Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ.

Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho bác nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng bác những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.

Khái Quát Đường đến Cách mạng của Người

Ngoài việc học, Bác Giáp sớm có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị – xã hội, đến đất nước thưở ấy đang trong cảnh nô lệ. Năm 14-15 tuổi, hằng tuần bác đã tìm gặp nhà chí sĩ Phan Bội Châu để nghe cụ nói chuyện. “Biệt nhãn” của cụ Phan cũng đã sớm nhận ra tinh thần cách mạng hay một thiên tư nào đó tiềm ẩn trong con người bác Giáp.

Ngày 3/5/1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử bác đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.

Những Chiến Công Oanh Liệt Của Đại Tướng

Năm 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam.

Ngày 25/12/1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14/8/1945, Võ Nguyên Giáp trở thành Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, từ 28/8/1945 đến hết năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

Từ 7/1947 – 7/1948: Trong Chính phủ Liên hiệp, bác là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp.

Ngày 19/12/1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, bác bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948, bác trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. dù chưa được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó cũng như không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội,

Tháng 8/1948, bác là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam.

Các chiến dịch bác đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:

  • Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  • Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
  • Chiến dịch Trung Du (tháng 12/1950)
  • Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  • Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5/1951)
  • Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12/1951)
  • Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952)
  • Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4/1953)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954).

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Từ 1955 – 1980: Bác làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ 1981 – 1991: Bác giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là Đại biểu Quốc hội từ khóa I – VII.

Đại Tướng Và Những Tác Phẩm Quân Sự Bất Hủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác phẩm quân sự có giá trị nghiên cứu cao như: “Khu giải phóng” (1946), “Đội quân giải phóng” (1947), “Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược” (1950), “Điện Biên Phủ” (1964), “Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng” (1970), “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân” (1972), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” (1979), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng Việt Nam” (2000)…

Với những đóng góp cực kỳ to lớn cho cách mạng và kho tàng nghiên cứu của Việt Nam, Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, và nhiều huân chương, phần thưởng cao quý khác…

Vũng Chùa Đảo Yến – Nơi An Nghỉ Của Đại Tướng

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí.

Đây là vùng đất rất yên bình vì được bao bọc bởi các hòn, khá kín gió không thể vào được vì thế người ta gọi là Vũng. Ngày xưa, nơi đây có ngôi chùa rất linh thiêng, nên người dân gọi địa danh này với tên Vũng Chùa. Đảo Yến tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng gió. Sau này người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về đây làm tổ

Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt được tiêu chí thế đất Tứ tượng bao gồm: Huyền Vũ ở phía sau (Đèo Ngang), Thanh Long là ngọn đồi phía trái (một phần của Đèo Ngang), Bạch Hổ  là địa hình thấp hơn ở phía tay phải và Chu Tước là gò đồi nhỏ  phía trước mặt chính là đảo Yến

Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa – Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm.

Danh sách học viên thi đạt Hướng dẫn du lịch ngày 07/01/2020 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Dinh độc lập

0

DINH ĐỘC LẬP

Dinh Độc Lập, tên gọi trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là dinh Thống nhất hay Hội trường Thống Nhất, đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngô Đình Diệm cho xây công trình này từ năm 1962, xây dựng lại từ Dinh Norodom cũ. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome), giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Paris.

Dinh Độc Lập (nằm tại số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1) mở cửa đón khách du lịch từ năm 1990 và hiện nay, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan

Lịch sử và các tên gọi của Dinh Độc lập

Năm 1868, sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp đã cho xây dựng tại đây một dinh thự. Lúc đầu Dinh là nơi ở của Thống đốc Nam kỳ. Từ năm 1887 (17/10/1887), khi Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Liên bang Ðông dương thì Dinh trở thành Phủ toàn quyền Pháp tại Ðông Dương với tên gọi là Dinh Norodom.

Năm 1954, sau thất bại ở Ðiên Biên Phủ, theo hiệp định Genève quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt nam. Ngày 7/9/1954 Ðại tướng Paul Ely, Cao ủy Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Ðông dương thay mặt cho nước Pháp đã trao Dinh Norodom cho đại diện nhà cầm quyền Sài gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Buổi lễ chuyển giao này được coi như một biểu tượng của nền độc lập quốc gia, vì thế ngày 8/9/1954 Ngô Ðình Diệm đã chính thức đổi tên dinh Norodom thành Dinh Ðộc lập.

Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 1/7/1962.

Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2 / 11/ 1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10 / 1967 đến 21/4/1975).

Từ đó, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng điều gì phải đến đã đến.

Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên.

Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Nhân dân 2 miền Nam – Bắc đã xum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng.

Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Dinh Ðộc lập (Quyết định số 77A/VHQÐ ngày 25/6/1976).

Ngoài những tên gọi pháp lý như trên, trong nhân dân dinh thự này còn có những tên gọi khác tùy theo từng thời kỳ như:

  • Thời Pháp thuộc còn gọi là Dinh toàn quyền.
  • Thời Việt nam Cộng hòa còn gọi là Dinh Tổng Thống. Và theo thuật phong thủy Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng nên còn gọi là Phủ đầu rồng.
  • Sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc còn gọi là Hội trường Thống Nhất hay Dinh Thống Nhất.

Cơ quan hiện được giao quản lý di tích văn hoá Dinh Ðộc lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính Phủ.

Ngày nay, Dinh Ðộc lập là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.

Kiến trúc Dinh độc lập

Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con ngườ i hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.

Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.

Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:

  • Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
    • Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
    • Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
    • Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)

Dinh có 04 khu nhà:

  • Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
  • Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ. Sau năm 1975 là nơi làm việc của Ban giám đốc Hội trường Thống Nhất.
  • Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập. Sau 1975 là nơi ở của Ðại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay khu này đã được cải tạo thành khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ.
  • Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Thị Minh Khai, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây. Hiện đã được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất.

Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.

Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.

Hồ Con Rùa có liên quan gì đến Dinh độc lập?

Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.

Truyền thuyết về Hồ Con Rùa

Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng (Do đó dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng). Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.

Danh sách học viên thi đạt Điều hành du lịch ngày 19/12/2019 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ điều hành du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Danh sách học viên thi đạt Hướng dẫn du lịch ngày 19/12/2019 tại TPHCM

0

Các khóa học và ôn thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch được tổ chức liên tục hàng tháng. Anh/Chị quan tâm thông tin khóa học, đăng ký thi các khóa tiếp theo, vui lòng liên hệ  0902 76 76 63 – 0978 46 86 20 để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và lịch thi gần nhất.

Danh sách học viên thi đạt hướng dẫn viên du lịch ngày 26/11/2019 tại HCM

0
DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT HƯỚNG DẪN DU LỊCH NGÀY 26112019 TẠI HCM (2)

DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT HƯỚNG DẪN DU LỊCH NGÀY 26112019 TẠI HCM

Danh sách thi nội địa đạt kết quả

DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT HƯỚNG DẪN DU LỊCH NGÀY 26112019 TẠI HCM (1)

Danh sách thi quốc tế đạt kết quả

DANH SÁCH HỌC VIÊN THI ĐẠT HƯỚNG DẪN DU LỊCH NGÀY 26112019 TẠI HCM (2)

KHÓA HỌC

NỘI DUNG XEM NHIỀU

NEW

CAO ĐẲNG - TC - VB2