25 C
Sài Gòn
Thứ ba, Tháng tư 29, 2025
Trang chủ Blog Trang 16

Khóa học tiếng anh chuyên ngành du lịch – Điều kiện cấp thẻ hdv du lịch quốc tế

0

KHÓA HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGHÀNH DU LỊCH

Kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành là nhân tố quyết định sự nghiệp của bạn trong ngành Du lịch. Học “Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch Lữ hành” theo từng nhóm nhỏ tại Trung Tâm Tin Học – Ngoại Ngữ Vietedu sẽ giúp  bạn tăng khả năng tìm được việc làm và thúc đẩy sự nghiệp của bạn bằng cách cải thiện Tiếng Anh trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn. Chúng tôi kết hợp độc đáo giữa các bài học về cấu trúc ngữ pháp và các bài đàm thoại theo thiết kế đặc biệt nhằm nâng cao kỹ năng nghe – nói của bạn. 

Vì sao bạn nên tham gia khóa học tiếng Anh chuyên ngành du lịch?

Khi tham gia khóa học các bạn sẽ  được:

  • Cung cấp các từ vựng phổ biến trong chuyên ngành du lịch
  • Các kiến thức về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam bằng tiếng Anh
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động lữ hành du lịch
  • Đặc biệt các bạn có thêm cơ hội nghề nghiệp với môi trường làm việc năng động, thời gian làm việc linh hoạt và  thu nhập cao

Những ai nên tham gia khóa học này?

  • Sinh viên các Khoa Du lịch học, Khoa Việt nam học, Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học, Khoa Văn học… có nhu cầu trở thành hướng dẫn viên du lịch.
  • Các đối tượng có nhu cầu nâng cao kiến thức về từ vựng, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam bằng tiếng Anh ….
  • Các đối tượng có chưa có thẻ HDV du lịch Quốc tế…

LỊCH KHAI GIẢNG LỚP

Tại Tp Hồ Chí Minh:( Lớp tối 2.4.6).

Tại Hà Nội: ( Lớp tối 2.4.6)

Tại Đà Nẵng: ( Lớp tối 2.4.6)

Thông tin khoá học:

Thời gian học: 2 tháng/khóa – khai giảng liên tục hàng tháng. Tối hoặc thứ 7,CN

* Thời lượng: 20 buổi/khóa

*  Giáo trình: Tiếng Anh  chuyên ngành du lịch.

* Giảng viên: Giảng viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy  tiếng Anh CNDL.

*  Học phí: 3.000.000đ/khóa

* Số lượng học viên:  tổi thiểu 15 học viên/ lớp

*  Ngày khai giảng : Liên hệ Trung tâm 

Nội Dung Khóa Học Tiếng Anh Ngành Du Lịch

– Sơ lược về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh
– Các bài đàm thoại chuyên ngành Du Lịch Lữ Hành
– Luyện nghe tiếng Anh chuyên ngành Du Lịch Lữ Hành
– Luyện nói tiếng Anh chuyên ngành Du Lịch Lữ Hành

Chứng chỉ

 Cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học (chứng chỉ có giá trị đổi thẻ Quốc tế)

CÂU HỎI ÔN TẬP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

0

CÂU HỎI ÔN TẬP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

MÔN: LUẬT DU LỊCH

Câu 1: Hộ chiếu phổ thông giành cho công dân Việt Nam hiện nay có thời hạn là bao nhiêu năm?

Câu 2: Theo thông tư số 44/2011/TT-BCA của Bộ Công an, “Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam” cho người nước ngoài quá cảnh có thời hạn trong vòng bao nhiêu ngày?

Câu 3: Công dân Việt Nam đến bao nhiêu tuổi có thể nộp đơn xin cấp Hộ chiếu?

Câu 4: Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh như thế nào?

Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách DL?

Câu 6: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, muốn kinh doanh lữ hành quốc tế thì cần có những điều kiện nào?

Câu 7: Hiện nay, Việt Nam đơn phương miễn thị thực có điều kiện cho những quốc gia nào ở Châu Á (trừ các nước trong khu vực Đông Nam Á) khi có công dân nhập cảnh vào Việt Nam?

Câu 8: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, công dân muốn cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì cần có những điều kiện nào?

Câu 9: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn là bao nhiêu năm?

Câu 10: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, việc đổi thẻ HDV được quy định như thế nào?

Câu 11: Giấy miễn thị thực có thời hạn dài nhất là bao nhiêu năm

Câu 12: Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có giá trị bao lâu kể từ ngày cấp.

Câu 13: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì cần có đủ những điều kiện chung nào?

Câu 14: Khi hộ chiếu phổ thông hết thời hạn sử dụng thì có được phép gia hạn không?

Câu 15: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, muốn kinh doanh lữ hành nội địa thì cần có những điều kiện nào?

Câu 16: Tính đến tháng 3/2015, Việt Nam miễn thị thực song phương cho bao nhiêu quốc gia trên thế giới khi có công dân nhập cảnh vào Việt Nam?

Câu 17: Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế là?

Câu 18: Căn cứ Nghị định Số: 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thì “Thanh tra du lịch” trực thuộc cơ quan nào

Câu 19: Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có hiệu lực từ thời gian nào?

Câu 20: Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Doanh nghiệp Kinh doanh Lữ hành quốc tế ( ra và vào Việt Nam) phải ký quỹ bao nhiêu tiền?

MÔN: TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH – GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG DL – ĐẠO ĐỨC NGHỀ HDVDL

Câu 1: Người nước nào có tập tục mời bánh mì muối cho khách?

Câu 2: Anh (Chị) cho biết tâm lý chung của khách du lịch đến từ Châu Á trong giao tiếp?

Câu 3: Văn hóa của người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo?

Câu 4: Theo Anh (Chị) người hướng dẫn cần phải có những lưu ý gì khi sắp xếp bố trí chỗ ăn cho đoàn khách?

Câu 5: Trong quá trình kể chuyện cười cho khách Nhật Bản, hướng dẫn viên nên tránh chủ đề nào?

Câu 6: Ngón trỏ vuốt mi mắt và kéo dài thấp xuống (anh đừng lừa tôi) là hành vi của người dân nước nào?

Câu 7 : Anh(Chị) phụ trách một đoàn khách đi du lịch Quảng Bình bằng phương tiện tàu hỏa, có 1 số vé tàu do khách tự mua. Khi làm thủ tục lên tàu, nhân viên soát vé cho biết vé tàu của khách không phải vé của Đường sắt Việt Nam (vé giả). Anh (Chị) ứng xử như thế nào trong trường hợp này ?

Câu 8: Người nước nào  dùng bữa phải đợi chủ nhà mời?

Câu 9 : Khi dẫn một đoàn khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Trong lúc nhập cảnh vào một nước khác, khách bị Hải Quan giữ lại, trong trường hợp này, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào ?

Câu 10 : Giao tiếp cơ bản trong du lịch có bao nhiêu hình thức ?

Câu 11 : Anh (Chị) cho biết người hướng dẫn viên du lịch có nên nói quá nhiều về chính trị không ?

Câu 12 : Theo Anh (Chị) người hướng dẫn cần phải có những lưu ý gì khi đặt ăn cho đoàn khách lẻ?

Câu 13 :  Khách du lịch đến từ nước nào không có thói quen TIP cho hướng dẫn viên ?

Câu 14: Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Anh, họ quan niệm cái/vật gì  là điều không may mắn ?

Câu 15: Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Pháp, họ không thích cái/vật gì ?

Câu 16: Người nước nào rất kỵ bàn chân ai đó hướng vào mình?

Câu 17: Trước khi ăn thường uống Cognac Wisky sau đó uống rượu nhẹ, sau bữa ăn thường dùng café, socola, ca cao và hoa quả là đặc tính của du khách?

Câu 18 : Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Nhật Bản, lần đầu gặp khách, hướng dẫn viên chào khách như thế nào là phù hợp?

Câu 19: Truyền thống có phải là hình tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến khách du lịch không?

Câu 20: Người nước nào kị hoa cẩm chướng vì nó thể hiện sự xui xẻo?

MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM – CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAN  – LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Câu 1: Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?

Câu 2: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng bài học “ vừa đánh vừa đàm ” trong hiệp định nào?

Câu 3: Trong loại hình tín ngưỡng sung bái con người của người Việt Nam, có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ “Tứ Bất Tử ”. Bạn hãy cho biết “ Tứ Bất Tử ” gồm những ai?

Câu 4:  Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh giá như “ một mốc lịch sử vàng ”. Đó là câu nói của ai?

Câu 5: Giai đoạn đỉnh cao của hội họa trong Phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu là?

Câu 6: Trong xã hội Việt Nam hiện nay có những loại hình tín ngưỡng nào?

Câu 7: Trong nền văn minh Hy – La cổ đại, ai là người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi?

Câu 8: Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

Câu 9: Tại sao phương Tây gọi thổ dân châu Mỹ là người Indiens (Anh – Điêng) ?

Câu 10: Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng nước ta vào thời kỳ nào?

Câu 11: Trong quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam, Phật giáo Việt Nam có những đặc điểm gì?

Câu 12: Kỳ quan nào dưới đây được coi là một trong “Bảy kì quan của thế giới cổ đại ” do nhà văn Hy Lạp Antipater bình chọn.

Câu 13: Trong những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, Trung Hoa đời nhà Minh đã truyền tụng về bốn công trình nghệ thuật nào mà họ gọi là “An Nam tứ đại khí”?

Câu 14: Trong “ Tứ diệu đế ” của đạo Phật, chân lý nào chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ?

Câu 15: Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là trận đốt tàu Hy Vọng (Espérance) của Pháp trên sông Nhật Tảo. Trận đánh này diễn ra vào ngày tháng năm nào?

Câu 16: Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa?

Câu 17: Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam là chùa nào?

Câu 18:  Người có công đâu tiên giải mã chữ viết của người Ai Cập cổ đại là ai? Nước nào?

Câu 19: Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức nông thôn của người Việt?

Câu 20:  Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, vị thần tự nhiên có tên Odirix là thần nào?

Câu 21: Tháng 3/1917 Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời, người làm Thục trưởng là ai?

Câu 22: Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nên văn hóa nào?

Câu 23: Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?

Câu 24: Trong xã hội Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tôn giáo lớn cùng tồn tại và phát triển?

Câu 25: Trong cuộc đời của mình, các Pharaon tiến hành xây dựng Kim tự tháp từ khi nào? 

Câu 26: Mục đích xây dựng Kim tự tháp của người Maya là?

Câu 27:  Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo nào được coi trọng nhất?

Câu 28: Danh thắng Non nước Ngũ hành sơn ở Đà Nẵng gồm bao nhiêu ngọn núi?

Câu 29:  Chúa Trịnh Sâm đã đặt tên cho động nào là “Nam thiên đệ nhất động?

Câu 30: Thành tưu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang  – Âu Lạc là?

Câu 31: Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là?

Câu 32: Mai táng bằng chum gốm là phương thức mai táng đặc thù của cư dân thuộc nền văn hóa nào?

Câu 33: Vào thời Nguyễn độc lập (1802 – 1883), vua tôi nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách ngoại giao gì để được yên ổn?

Câu 34: Kiểu nhà ở phổ biến của cư dân văn hóa Đông Sơn là?

Câu 35: Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, vị thần tự nhiên có tên “thần Nut” là thần nào?

Câu 36: Trong truyền thuyết Nam Tào – Bắc Đẩu, thần nào là thần giữ sổ sinh, ở cung hướng nào? Khi chầu Ngọc Hoàng đứng bên trái hay bên phải?

Câu 37: Trong phạm vi gia đình, vị thần canh  giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy nhiễu và mang may mắn đến cho gia đình là?

Câu 38: Những tập tục, quy tắc, lề thói… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là?

Câu 39: Trong nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại, chữ viết đầu tiên do người Xume sáng tạo vào thời gian nào?

MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – QT KINH DOANH LỮ HÀNH – NV HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Câu 1: Khẩu hiệu hiện nay của ngành du lịch Việt Nam là?

Câu 2: Hình ảnh biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam là hoa

Câu 3: Tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật nào?

Câu 4: Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sao là

Câu 5 : Đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là ?

Câu 6: Du lịch Mice là gì?

Câu 7: Tứ pháp là để chỉ các thần nào?

Câu 8: Ngày truyền thống của ngành du lịch Việt Nam

Câu 9: Trong tứ thư không có cuốn nào sau đây?

Câu 10 : Cơ cấu bữa ăn của người Việt truyền thống bao gồm ?

Câu 11: Du lịch văn hóa có các hình thái nào?

Câu 12 : Câu 2: Lựa chọn nội dung phù hợp điền vào chỗ trống: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú…………….”

Câu 13 : Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam, tỉnh tổng hợp được thể hiện qua yếu tố nào?

Câu 14: Lễ hội Khai Hạ – Mường Bi của đồng bào dân tộc nào?

Câu 15 : Con rồng của người Việt được xây dựng từ hình ảnh con vật nào ?

Câu 16 : Trong tổ chức nông thôn, làng xã Việt Nam, biểu tượng truyền thống của tính tự trị là gì ?

Câu 17: Dân gian có câu ca: “Áo em chỉ biếc theo hồng. Ngày xuân đi hội Lồng tồng thêm tươi”. Vậy “Lồng tồng” có nghĩa là gì?

Câu 18 : Màu trắng trong ngũ hành ứng với hành nào và hướng nào ?

Câu 19: Trong ẩm thực người Việt thì vị cay thuộc hành nào?

Câu 20 :  Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm được tổ chức chủ yếu ở tỉnh nào ?

MÔN: ĐỊA LÝ DU LỊCH, TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

Câu 1: Bạn hãy nêu 4 tỉnh ứng với 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc của Việt Nam?

Câu 2: Cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam là

Câu 3: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với 2 giá trị toàn cầu nào và vào những năm nào?

Câu 4: Đèo nào được xem là dài nhất Việt Nam

Câu 5: Hội An còn có tên gọi là

Câu 6Địa danh nào dưới dây là ngà ba biên giới của Trung Quốc – Việt Nam – Lào

Câu 7: Khách sạn lâu đời nhất  tại Thành phố Hồ Chí Minh là

Câu 8: Từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây, nơi hẹp nhất nước ta (50km) thuộc tỉnh nào?

Câu 9: Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 1999 nhờ tiêu chí nào?

Câu 10: Nhà mồ Tây Nguyên được dựng khi nào?

Câu 11: Địa danh nào sau đây không/ít phù hợp với loại hình du lịch trekking?

Câu 12: Trong tứ trấn thành Thăng Long, phía Bắc là ngôi đền

Câu 13Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vùng du lịch?

Câu 14: Đặc sản nổi tiếng của Hạ Long là

Câu 15: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp vào Lào?

Câu 16: Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam gồm những địa danh nào?

Câu 17: Điểm đặc sắc nhất của chợ tình Khâu Vai là?

Câu 18: Trong các địa danh sau, nơi nào vừa thuộc “Thăng long tứ trấn”, vừa thuộc “Thăng long tứ quán”?

Câu 19: Đồng bằng Sông Cửu Long là tên gọi chỉ?

Câu 20: Hát quan họ là sản phẩm văn hóa đặc trưng của vùng miền nào nước ta?

Câu 21: “Đèo nào dưới biển trên mây – ngoài kia Hương Thủy, trong này Hàn Giang”

Câu 22: Địa danh nào không lọt vào xếp hạng các kì quan thiên nhiên thế giới hiện đại?

Câu 23: Tỉnh nào nổi tiếng với các điểm du lịch: Lái Tiêu, Đại Nam?

Câu 24: Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm nào?

Câu 25: Vịnh Hạ Long nổi tiếng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ với số lượng khoảng?

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:  Hãy lên một chương trình du lịch đi biển cho khách nội địa trong thời gian 3 ngày? Giới thiệu khái quát về các điểm du lịch trong chương trình?

Câu 2: Hướng dẫn viên du lịch sẽ xử lý ra sao khi theo đúng hợp đồng ký kết đoàn du khách sẽ ăn và ở tại khách sạn, nhưng khách tỏ ý không muốn ăn ở khách sạn mà rủ nhau cùng thống nhất muốn ăn ngoài ở các nhà hàng?

Câu 3: Anh chị sẽ xử lí như thế nào trong những tình huống sau?

  1. Khi Anh (Chị) tiễn khách ra sân bay, xe ô tô của đoàn bị hỏng dọc đường?
  2. Trong đoàn có một vài hành khách cá biệt luôn vi phạm giờ giấc, nội quy hoặc có thái độ, hành động ảnh hưởng xấu đến cả đoàn?
  3. Khi đưa đoàn đến điểm du lịch, hướng dẫn viên địa phương đưa ra một số thông tin khác với thông tin anh (chị) đã cung cấp cho khách, làm khách thắc mắc?

Câu 4: Khi hướng dẫn viên đang thực hiện công tác hướng dẫn thuyết minh trên xe thì một vài vị khách đề nghị hướng dẫn viên không nói nữa để du khách nghỉ ngơi. Vậy trong tình huống này hướng dẫn viên du lịch xử lý ra sao?

Câu 5: Hãy thiết kế một chương trình du lịch city tour Hà Nội trong thời gian 1 ngày. Giới thiệu sơ lược nội dung thuyết minh về các điểm du lịch trong chương trình.

Câu 6: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan điểm cho rằng: HDV du lịch là công việc nhàn hạ, sung sướng “được ăn được nói được gói mang về”?

Câu 7: Trình bày và liệt kê những công việc khi HDV làm thủ tục nhận phòng khách sạn cho khách? Những lưu ý nếu có?

Câu 8: Anh (Chị) hãy lên một chương trình du lịch cho khách nội địa trong thời gian 3 ngày 2 đêm? Giới thiệu khái quát về các điểm du lịch trong chương trình?

Câu 9: Anh (chị) hãy thiết kế một chương trình du lịch (thời gian 02 ngày 01 đêm) từ Hà Nội đến một trong các địa điểm du lịch biển ở miền Bắc (tự chọn địa điểm). Nêu cách thức hướng dẫn trên xe, cách tổ chức team hoặc gala tại điểm (tự chọn đối tượng khách).

Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày những kỹ năng của công tác thuyết minh hướng dẫn: trên xe, tại điểm du lịch?

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

0978 46 86 20 ( Ms Nhi ) 

 

 

Lịch Khai Giảng Lớp Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Hà Nội – Đà Nẵng – Tp HCM

0

Lịch Khai Giảng Lớp Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Hà Nội – Đà Nẵng – Tp HCM

Công ty CP Giáo dục Việt Nam thông báo tổ chức các khoá đào tạo Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch theo chương trình mới của Luật du lịch 2017.

I – Hướng dẫn viên quốc tế:

Đối tượng đào tạo: Học viên là những người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên nhưng không phải là chuyên ngành hướng dẫn du lịch.

II – Hướng dẫn viên nội địa:

Đối tượng đào tạo: Học viên là những người có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên không phải chuyên ngành hướng dẫn du lịch

Thời gian đào tạo: theo quy định – Học phí 3,0 triệu.

LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 3/2018

TT CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐỊA ĐIỂM NGÀY HỌC HỌC PHÍ GHI CHÚ

 HÀ NỘI: 0979868657 ( Mr Dũng )

1 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ( Tại Hà Nội) Số: 451 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – HN  (Đối diện ĐH Điện Lực)

Số: 290 Tây Sơn – Đống Đa – HN ( Đối diện ĐH Thủy Lợi)

Số: 52 Thợ Nhuộm- Hoàn Kiếm- HN

Tại HQV

K1: 10/3/2017

K2: 12/3/2017

Tại Tây Sơn

K1: 10/3/2017

Tại Hoàn Kiếm

K1: 10/3/2017

NV Hướng dẫn quốc tế: 2.5 tr

NV Hướng dẫn nội địa: 2.5 tr

Lớp thứ 7, CN

Lớp tối 2,4,6

 

TẠI ĐÀ NẴNG: 0978468620 ( Ms Nhi )  

2 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ( Tại Đà Nẵng) Số: 4 Tiểu La – P. Hòa Cường Bắc – Q. Hải Châu – Đà Nẵng K1: 10/3/2018

K2: 12/3/2018

NV Hướng dẫn quốc tế: 2.5 tr

NV Hướng dẫn nội địa: 2.5 tr

Lớp thứ 7, CN

Lớp tối 2,4,6

TẠI HỒ CHÍ MINH: 0978468620 

3 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ( Tại HCM) Số: 12 Trần Thiện Chánh – P.12 – Q10 – HCM

Số: 195 Đường D2 – P. 25 – Q. Bình Thạnh – HCM

K1: 10/3/2018

K2: 12/3/2018

NV Hướng dẫn quốc tế: 2.5 tr

NV Hướng dẫn nội địa: 2.5 tr

Lớp thứ 7, CN

Lớp tối 2,4,6

Thủ tục nhập học bao gồm:

  1. Phiếu đăng ký học (do cơ sở chiêu sinh cấp)
  2. Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học, trung cấp, cao đẳng
  3. 03 ảnh 3*4.
  4. CMND photo

Thời gian: Khai giảng lớp mới hàng tháng (Chúng tôi sẽ có thông báo về thời gian và địa điểm học đến từng học viên

Thông tin về khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch vui lòng liên hệ  

CTCP GIÁO DỤC VIỆT NAM

Cơ sở 1 Hà Nội:  Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội 

Cơ sở 3 Hà Nội :  Thợ Nhuộm- Hoàn Kiếm – Hà Nội

CN Đà Nẵng:  Tiểu La – P. Hòa Cường Bắc – Q. Hải Châu 

CN Hồ Chí Minh 1: Đường D2 – P. 25 – Q. Bình Thạnh

CN Hồ Chí Minh 1: Số 12,Trần Thiện Chánh ,Phường 12, Quận 10 

Phòng Đào Tạo :

0979868657 ( Mr Dũng ) , 0978468620 ( Ms Nhi ) 

 

 

Đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch

0
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 

KHÓA ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

CTCP Giáo dục Việt Nam thông báo tổ chức các khoá đào tạo hướng dẫn viên du lịch theo chương trình khung của Tổng cục du lịch.

    Loại văn bằng được cấp: Chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch.

Điều 59 Luật du lịch số 09/2017/QH14, đế lấy thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người học trái ngành thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế hoặc nội địa.

Điều kiện để lấy chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế là:

Học viên là những người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên không phải là chuyên ngành hướng dẫn du lịch

Điều kiện để lấy chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa là:

Học viên là những người có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên không phải phải chuyên ngành Hướng dẫn du lịch.

NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Liên hệ trực tiếp nội dung sẽ được gửi qua email

 

HỌC PHÍ VÀ HÌNH THỨC HỌC ÔN THI HDV DL

Đối với những học viên lần đầu chuyển sang làm HDV chưa có kinh nghiệm về về nghề hướng dẫn viên du lịch thì học như sau:

Thời lượng học: 02 tháng (online)

Học phí học và thi: 2.500.000đ/hv

Đối với học viên đã từng là HDV có nhiều kinh nghiệm về nghề hướng dẫn viên du lịch thì ôn thi như sau:

Thời lượng ôn thi: 04 buổi (online)

Học phí ôn và thi: 1.500.000đ/hv

Hotline: 0979 86 86 57  – 0973 86 86 00

Mail: dungnd@giaoducvietnam.edu.vn

LỊCH THI LẤY CHỨNG CHỈ HDV DL VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR TRÊN TOÀN QUỐC

0979 86 86 57 – 0973 86 86 00 

 

Trường tổ chức ôn và thi làm o2 đợt trong tháng.

Đợt 1: vào tuần thứ 2 của tháng

Đợt 2: vào tuần thứ 4 của tháng

Học viên nếu gần các trung tâm đào tạo của trường thì có thể trực tiếp qua đăng ký.

Học viên nếu ở xa thì đăng ký online.

Hồ sơ giấy tờ các bạn chuyển phát nhanh theo đường bưu điện hoặc gửi nhà xe oto.

Học phí các bạn vui lòng chuyển khoản vào số tài khoản: 104001070481

Ngân hàng Viettinbank. Chủ tài khoản: Nguyễn Đăc Dũng

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại và tên người học

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Hotline: 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00

Mail: dungnd@giaoducvietnam.edu.vn

Tổng cục Du lịch yêu cầu kiểm tra Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên cả nước

0

Tổng cục Du lịch yêu cầu kiểm tra Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên cả nước

Tổng cục Du lịch đã chính thức có công văn về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Theo đó, Tổng cục Du lịch đánh giá hoạt động kiểm tra kinh doanh lữ hành tại một số địa phương cho thấy có tình trạng doanh nghiệp không duy trì các điều kiện kinh doanh lữ hành trong suốt quá trình kinh doanh.

Cụ thể như sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên (HDV), người nước ngoài để hướng dẫn cho khách, vi phạm các quy định của Luật Du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh Việt Nam.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Tổng cục Du lịch yêu cầu Sở Du lịch, Sở VH-TT&DL các tỉnh/thành tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực này. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch.

Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.


Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần báo cho Tổng cục Du lịch để thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế. Thu hồi thẻ  HDV đối với các trường hợp HDV du lịch vi phạm Luật Du lịch. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu trong quá trình kiểm tra các đơn vị kể trên, cần yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải sử dụng HDV du lịch quốc tế để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài để hướng dẫn cho khách du lịch, Tổng cục Du lịch đề nghị các Sở tước giấy phép kinh doanh lữ hành.

Đồng thời, Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu các Sở làm việc với các hiệp hội, câu lạc bộ lữ hành, HDV du lịch, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch. Đề nghị các hiệp hội, các CLB tăng cường kiểm tra, giám sát, cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để các tổ chức nước ngoài lợi dụng, trục lợi bất chính.

Phối hợp với các cơ quan công an và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý những lao động nước ngoài hành nghề trái phép trên địa bàn.

Học chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại Cần Thơ

0
KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Học chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại Cần Thơ

Trên đà phát triển và hội nhập của Du lịch toàn cầu, Việt Nam đã trở thành một trong những  nơi tuyệt vời của nhiều du khách  trên toàn cầu. Cùng với sự phát triển của Du lịch, đó là nghề  Hướng dẫn viên du lịch, người có vai trò chủ chốt trong việc kết nối du khách đến với danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Bạn có muốn trở thành  Hướng dẫn viên du lịch, để góp phần đưa Du lịch Việt nam đến gần hơn với thế giới!

Chỉ cần bạn tốt nghiệp từ Trung cấp trở lên, không quan trọng bạn học chuyên ngành gì, và quan trọng là bạn mang trong mình niềm đam mê nghề, bạn sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp!

Hãy đến với  khóa Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du tại các trung tâm của chúng tôi.

CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ TRỊ TRÊN TOÀN QUỐC

 (Là điều kiện để đổi thẻ hướng dẫn viên nội địa và quốc tế)

Điều 59 Luật du lịch số 09/2017/QH14, đế lấy thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người học trái ngành thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế hoặc nội địa.

Điều kiện để lấy chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế là:

Học viên là những người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên không phải là chuyên ngành hướng dẫn du lịch

Điều kiện để lấy chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa là:

Học viên là những người có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên không phải phải chuyên ngành Hướng dẫn du lịch.

HỌC PHÍ VÀ HÌNH THỨC HỌC ÔN THI HDV DL

Đối với những học viên lần đầu chuyển sang làm HDV chưa có kinh nghiệm về về nghề hướng dẫn viên du lịch thì học như sau:

Thời lượng học: 02 tháng (online)

Học phí học và thi: 2.500.000đ/hv

Đối với học viên đã từng là HDV có nhiều kinh nghiệm về nghề hướng dẫn viên du lịch thì ôn thi như sau:

Thời lượng ôn thi: 04 buổi (online)

Học phí ôn và thi: 1.200.000đ/hv

LỊCH THI LẤY CHỨNG CHỈ HDV DL VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR TRÊN TOÀN QUỐC

0979 86 86 57 – 0973 86 86 00 

Trường tổ chức ôn và thi làm o2 đợt trong tháng.

Đợt 1: vào tuần thứ 2 của tháng

Đợt 2: vào tuần thứ 4 của tháng

Học viên nếu gần các trung tâm đào tạo của trường thì có thể trực tiếp qua đăng ký.

Học viên nếu ở xa thì đăng ký online.

Hồ sơ giấy tờ các bạn chuyển phát nhanh theo đường bưu điện hoặc gửi nhà xe oto.

Học phí các bạn vui lòng chuyển khoản vào số tài khoản: 104001070481

Ngân hàng Viettinbank. Chủ tài khoản: Nguyễn Đăc Dũng

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại và tên người học

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Hotline: 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00

Mail: dungnd@giaoducvietnam.edu.vn

Một số câu hỏi của học viên:

Học viên hỏi: “ Cho em hỏi em học Trung cấp ngành Văn thư-văn phòng thì em có thể học làm Hướng dẫn viên đước không ?”

Trung tâm trả lời: Chào bạn! rất nhiều người học giống bạn và họ đã lấy chứng chỉ rồi.  Bạn vẫn có thể học Hướng dẫn viên nhé, bạn sẽ học hệ 3 tháng nha”

Học viên hỏi: “ Em hiện tại học Đại học Ngoại thương, khoa kế toán-tài chính, vậy em học hệ mấy tháng?”

Trung tâm trả lời: “Chào bạn, vì bạn học khối ngành kinh tế nên sẽ học hệ 2 tháng nhé, chỉ cần bạn có đam mê là sẽ học được”

Học viên hỏi: “ Em học trường đại học tự nhiên, vậy e sẽ học khóa bao nhiêu tháng?”

Trung tâm trả lời: “Ah, chào bạn! nếu học khối ngành tự nhiên thì bạn sẽ học khóa 3 tháng bạn nhé”.

Hướng dẫn viên Du lịch_ Hành trình thú vị cuộc sống! 

Thông tin: Hoc chung chi nghiep vu huong dan vien du lich tai can tho

 

 

 

 

Thủ Tục Xin Cấp Thẻ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Nội Địa Và Quốc Tế

0

Thủ Tục Xin Cấp Thẻ Hướng Dẫn Viên Nội Địa Và Quốc Tế

THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA

* Thành phần hồ sơ: 1 bộ

(1).  Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên 

(2). Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác;

(3). Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học photo công chứng.

(4). Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lich photo công chứng

(5) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

(6) 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm chụp trong thời gian không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

(7). Lệ phí xin cấp thẻ nội địa là 650K Thời gian cấp thẻ 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ ( Không tính thứ 7, chủ nhật)

* Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh: số 140 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6. Q3, Tp HCM

THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ

* Thành phần hồ sơ: 1 bộ

(1).  Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên 

(2). Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác;

(3). Bằng tốt nghiệp đại học photo công chứng (ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC LÀ TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG TRỞ LÊN)

(4). Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lich photo công chứng

(5) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

(6) 02 ảnh chân dung 3cm x 4cm chụp trong thời gian không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

(7).Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác cần có thêm chứng chỉ ngoại ngữ – Đối với tiếng anh: toeic = 650, toefl = 500, ielts = 5.5 – Tiếng Nhật: N2 – Tiếng Trung HSK 4 – Các thứ tiếng khác tương đương khung B2 châu âu.

(8). Lệ phí xin cấp thẻ nội địa là 650K Thời gian cấp thẻ 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ (Không tính thứ 7, chủ nhật)

* Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh: số 140 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6. Q3, tp HCM

MẪU ĐƠN XIN CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành Phố Hố Chí Minh…………, ngày…… tháng…… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA / QUỐC TẾ

Kính gửi:  Sở Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh

– Họ và tên (viết in hoa): ………………………………………………………………………
– Ngày sinh: …………./……………../…………….. – Giới tính:      ÿ Nam      ÿ Nữ
– Dân tộc: …………………………………………….. – Tôn giáo: …………………………
– Giấy CMND số : ………………………………… – Nơi cấp: ………………………….
– Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………
– Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………. – Fax: …………………………………
– Email: ……………………………………………………………………………………………..

Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Sở Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh thẩm định và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa/quốc tế cho tôi theo quy định của Luật Du lịch.

Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch./.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Xin vui lòng liên hệ : 0978468620 để được hỗ trợ thủ tục , hồ sơ xin cấp thẻ nhanh và dễ dàng nhất.

Những bài hát sinh hoạt tập thể trên xe du lịch

0

 

Tuyển tập 32 bài hát sinh hoạt tập thể dể hát, dể tập, dể thuộc thường được sử dụng trong các sinh hoạt hội nhóm, tập thể. 

1. Vòng tròn

Vòng tròn có một cái tâm , cái tâm ở giữa vòng tròn. Đi sao cho đều cho khéo, vòng tròn đừng méo đừng vuông.
Đi một vòng, đi thật nhanh , ta bước đi cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1.
Lui một vòng, lui thật nhanh , ta bước lui cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1.
Vô một vòng, vô thật nhanh , ta bước vô cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1.
Ra một vòng, ra thật nhanh , ta bước ra cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1.
Xoay một vòng, xoay thật nhanh, ta cứ xoay cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1.

2. Vui là vui
Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều.
Vui là vui là vui chúng mình vui quá.
Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều.
Vui là vui là vui chúng mình quá vui.

3. Chịu chơi
Chịu chơi chịu chơi chịu chơi sức mấy mà buồn
Chịu chơi chịu chơi chịu chơi sức mấy mà buồn.
Buồn là cù lần, không buồn là chịu chơi.

4. Đi xe lửa
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi. Đi đi khắp nơi mà không thích sao ?
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi. Đi đi khắp nơi mà không tốn tiền.

5. Thi nhau đi bộ
Một cây số mỏi chân rồi, đường còn xa lắm không? Một cây số mỏi chân rồi , tội nghiệp quá đôi giầy.(1,2)
Hai cây số mỏi chân rồi , đường còn xa lắm không? Hai cây số mỏi chân rồi, tội nghiệp quá đôi giầy. (1,2,3,4,….10)

6. Nào về đây
Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
Cuộc đời vui thú có lúc này thảnh thơi.
Anh với em ta cùng sống vui cho trọn ngày.
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau.

7. Ta ca ta hát
Tang tang tang tình tang tính. Ta ca ta hát vang lên , hát lên cho đời tươi thắm hát lên cho quên nhọc nhằn. Cùng nhau ta ca hát lên cho át tiếng chim trong rừng. Cho tiếng suối reo phải ngừng, cho rừng xanh đón chờ ta. La la la.

8. Đôi tay
Đôi tay trên vai chúng ta bước đều. ( Vòng tròn, xoay mặt về bên trái. Đặt 2 tay lên đôi vai người bên trái)
Tay ta giơ lên cao giúp ta thấu hiểu. (Tay trái hướng lên cao)
Tay ta đặt trên mình nhận ta hèn yếu. (Tay phải đặt trên ngực phía quả tim)
Tay ta hướng về tay kết đòan tình thương yêu. ( tất cả tay phải hướng vào trong tâm vòng tròn)

9. Đường đi không khó
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi. Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Anh em ta ơi! Đường trường còn dài, còn nhiều trở ngại , còn nhiều gian khó.
Anh em ta ơi! Kiên gan, kiên tâm, quyết tâm vượt qua.

10. Quây quần

Cùng quây quần ta vui vui vui.
Ta hát với nhau chơi chơi chơi.
Rồi lên tiếng vui cười cười cười.
Làm vui thú bao người người người.

11. Chào người bạn
Chào người bạn mới đến góp thêm một niềm vui, chào người bạn mới đến góp thêm bao nụ cười. Đến đây chơi đến đây vui làm vườn hoa muôn màu muôn sắc, đến đây chơi, đến đây vui làm bài ca ấm áp tình người.

12. Bài ca tạm biệt
Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say, còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.

13. Tạm biệt
Những giây phút vui bên nhau qua rồi.
Chỉ còn lại trong tim là nỗi nhớ
Chỉ còn lại trong tim là kỉ niệm.
Tạm biệt nhé! Tam biệt nhé ! Bạn ơi!

14. Múa vui
Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
Cùng nhau múa xung quanh vòng, vui cùng vui múa đều.
Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa vui.
Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều.

15. Quả bóng xanh
Trái đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến. Hải âu ơi, cánh chim vờn trên sóng. Cùng bay nào (vỗ tay ba tiếng), cùng bay nào (vỗ tay ba tiếng) cho trái đất quay. Cùng bay nào (vỗ tay ba tiếng), cùng bay nào (vỗ tay ba tiếng) cho trái đất quay.
Trái đất này là của chúng mình. Vàng trắng đen, tuy khác màu da. Bạn thân ơi chúng ta là hoa quý, đầy hương thơm nắng tô màu tươi sáng. Màu da nào (vỗ tay ba tiếng), màu da nào (vỗ tay ba tiếng) cũng quý cũng thơm. Màu da nào (vỗ tay ba tiếng), màu da nào (vỗ tay ba tiếng) cũng quý cũng thơm.

16. Không ai là một hòn đảo
Tôi chỉ thực sự là người nếu tôi sống với anh em tôi, đâu phải ai xa lạ mà là người đang đứng bên tôi. Thế giới này không ai là một hòn đảo, vườn hoa này, không có loài hoa lạc loài.

17. Nét đẹp
Cuộc đời quanh ta có biết bao là nét đẹp. Là lòng bao dung hy sinh, là tình yêu thương. Nét đẹp quanh ta có lúc là một nụ cười, một cái bắt tay, một lời hỏi thăm. Bạn ơi xin hãy góp những nét đẹp cho đời, và biết khám phá hết những nét đẹp trong đời.

18. Gồ ghê
Gồ ghê, gồ ghê, gồ ghê khen anh hai một cái bà con ơi.
Gồ ghê, gồ ghê, gồ ghê vỗ tay khen anh hai một chầu.

19. Bên nhau
Bên nhau xum vầy, bên nhau quây quần, cùng nhau hát khúc ca thương yêu. Tình ta ấm mãi không hề phai nhòa, dù cách xa lòng ta nhớ ta.
Bên nhau vui cười, bên nhau nô đùa trời trong sáng gió mây dịu dàng, cỏ cây tắm nắng chim rộn chan hòa cùng lá hoa dệt nên khúc ca.
Bên nhau chung lời, bên nhau chung lòng tình yêu Chúa đã ban nhưng không. đừng ghen ghét nhé, không giận nhau nhiều, hoài có nhau vì thương mến nhau.
Bên nhau trên đường, bên nhau trong đời cùng đi tới dấn thân cho người, làm tia sáng đến soi vào sương ngàn làm muối tan hòa trong thế gian.

20. Ngón tay nhúc nhích
Một ngón tay nhúc nhích này .
Một ngón tay nhúc nhích này .
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích .
Đủ làm ta vui rồi

21. Đừng để đến ngày mai
Việc gì làm hôm nay ta hãy làm ta quyết làm .Việc gì làm hôm nay đừng để đến đến ngày mai .Việc gì làm hôm nay không bao giờ trở lại .Việc gì làm hôm nay ta quyết làm là làm cho xong .Ơ một ngày đã qua ,một ngày đã qua ta đã làm gì ? Ngày là ngày dần qua .Đêm là đêm dần tới .Ơ bạn bè anh em tự hỏi lương tri :Ta đã làm gì cho ngày hôm nay ?

22. Nguồn thật
Anh em chúng ta chung một đường lên
Chung một đường lên đến nơi nguồn thật .
Nguồn thật là đây sức sống vô biên
Sống vô viên là sống cùng tạo vật

23. Đường xa
Một hai ba con đường ôi xa quá.
mỏi chân rồi mà đường vẫn còn xa .
Nhưng hôm nay nghe niềm vui thật lạ.
Chúng ta cùng nhau bước một hai ba.

24. Câu cá
Chiều nay em đi câu cávà mang rá theo bắtcua .
Làm sao cho đựoc kha khá về cho má nấu canh chua .
Ơ kìa con cua.Ơ kìa con cua.
Đừng la lớn nó chui xuống hang ,Đừng la lớn nó chui xuống hang

 25. Hát to hát nhỏ

Ta hát to hát nhỏ nhò nho, rồi mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe, ô ố ô ồ, ô ố ô ồ, ta vui ca hát cho vui đời ta.

26. Sum Họp

Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này (1,2,3,4,5). Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này (5,4,3,2,1). 1 đều chân bước nhé, 2 quay nhìn nhau đi, 3 cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa, 4 nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà, 5 nhớ mãi tình này trong câu ca

27. Nụ cười hồng
Nụ cười hồng, ta trao nhau, như khúc hát cho bao lời thiết tha. Nụ cười hồng, ta trao nhau, như ánh muôn ngàn vì sao.
ĐK: Trên môi, như hoa tươi, nở từng ngày trong những yêu thương. Trên môi, hoa xinh xinh, nụ cười hồng mãi mãi trao nhau.

28. Đôi tay Chọc quê

Mắc cỡ gì mà hổng chịu lẹ dùm, (lẹ dùm)3 đồ quỷ. Cái mặt chuối chiên mà làm duyên làm dáng, cái mặt bánh tráng mà làm dáng làm duyên, đồ quỷ.

29. Múa đàn

Tình tình đây mấy cây đàn, cùng hòa lên vang lừng vang. Tình tình tình tang tình tang, vang theo câu ca rộn ràng. Cầm đàn em múa nhịp nhàng đánh lên câu tịch tình tang.

30. Cùng múa vui

Cùng nhảy múa chung quanh vòng, nhảy múa cùng vui . Cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều. Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa vui. Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều..

31. Ta ca hát
Ta ca ta ngồi ta đứng. Ta ca ta đứng ta ca. Đứng ca ta ngồi ta ca. đứng ca ta ca ta ngồi. Ngồi ca ta ca ta đứng ca. Ngồi đứng đứng ca ta ngồi. Ta ngồi ta đứng ngồi ca. Ca ca ca.

32.  Alybabba

Xưa kia kinh đô Bát-đa có 1 chàng trai đáng yêu gọi tên… Alybabba

Anh ta luôn luôn vui tươi nên được mọi người khắp nơi đều thương… Alybabba

Một hôm đang đi ngang khu rừng hoang vắng bỗng anh lặng nghe… Alybabba

Xa xa nơi hang sâu có đoàn người mang súng gươm hò reo… Alybabba

Alybabba đi giày ba ta mất 1/3… Alybabba

Alybabba hôm nay xin mời các bạn cùng nhau ngoáy mông… Alybabba

Hôm nay Alybabba xin mời các bạn sờ tai người cạnh bên… Alybabba

Hôm nay trong ngày hội vui chúng ta cùng nhau cười lên… Ha..hà..ha..hà

Hôm nay trong ngày hội vui chúng ta cùng nhau nắm tay… Alybabba

Alybabba xin mời các bạn cùng nhau vỗ tay… Alybabba……Nào ta cùng đến xem và nghe họ hát…

 

Sài Gòn có phải là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’?

0

1434181689-anboanh_1_rfzx

Vị thế của Sài Gòn có tên gọi trong “Hòn Ngọc Viễn Đông”

Trước tiên xin xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters, xuất bản năm 2001, tác giả – Tiến sĩ Nikki Cooper, đại học Bristol, giải thích lý do Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa như sau:

“Quá trình thực dân hóa nhiều vùng lãnh thổ khác nhau mà sau này tạo nên Đông dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm. Người Pháp trước tiên chinh phục ở phía nam, tại Nam Kỳ, trong thập kỷ 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp thúc đẩy vững vàng về phía bắc, chiếm thêm Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Những vùng đất này đã được chính thức gộp chung lại dưới tên Đông dương thuộc Pháp vào năm 1885.

Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam Châu Á ấy, đã phần nào được vận động bởi ganh đua đế quốc cùng nước Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự định nhằm cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh: Pháp tạo ra “Hòn ngọc Viễn Đông” để ứng đối với Ấn Độ mà Anh đã gọi là “Viên châu báu trên vương miện.”

Như vậy cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông” dù đầu tiên dùng cho toàn cõi Đông Dương, hay sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn, không nói đến thực chất tươi đẹp thịnh vượng đang là, nó nhiều chất định hướng cũng như tượng trưng hơn.

Có thể sau này người Pháp đã đầu tư mạnh mẽ vào Sài Gòn, qui hoạch phù hợp để thành phố trở thành thủ phủ Đông Dương nhưng thực sự là không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là số một của khu vực, nếu chỉ dựa vào mấy từ hào nhoáng “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Vị thế của Sài Gòn trong khu vực

Theo các hồ sơ lưu trữ cũng như các nghiên cứu kinh tế Châu Á suốt thế kỷ 20, GDP Việt Nam đều có vị trí rất thấp. Ví dụ, theo thống kê của hai giáo sư kinh tế học Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, từ 1913 đến 1970 kinh tế Việt Nam (cả miền bắc và miền nam) hầu như luôn thấp hơn Malaya (tiền thân của Malaysia với Singapore là thủ đô kinh tế), Philippines, Thái Lan (không có số liệu trước 1950).

Tùy thời điểm, GDP Malaya thường gấp đôi đến gấp 3 lần Việt Nam, thì lẽ nào thủ phủ kinh tế của nó chỉ là một làng chài nhỏ và mơ được như Sài Gòn!

Không phải cách đây 50 năm, mà là gần 90 năm (1922), một học giả Việt Nam nổi tiếng là ngài Phạm Quỳnh đã viết trong quyển “Pháp du hành nhật ký” về Singapore thế này:

Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy.”

Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là một nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém gì thành phố Chợ Lớn. Phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả, có mấy dãy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại…”

Singapore có thể chia ra hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây. Phố Tây cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta. Người Pháp ở đâu thì những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước. Người Anh ở đâu thì những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, hội buôn, công ty, ngân hàng.

Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, chiếm từng dãy phố dài. Ngoài các phố phường buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” (villas) của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lùng khắp được. Những nhà ấy phần nhiều của người Anh, nhưng cũng có nhà của các chủ hiệu Khách lớn. Ban ngày xuống phố làm việc, chiều tối về nhà riêng nghỉ. Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi. Vào đến Sài Gòn, thấy xe hơi chạy đường Catinat đã lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại còn nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy.”

Và rất may, chúng ta vẫn còn lời văn của một học giả khác, nổi tiếng hơn cả Phạm Quỳnh, đã mô tả Bangkok vào giữa thế chiến thứ 2. Ngài Trần Trọng Kim viết trong hồi ký “Một cơn gió bụi” của mình như sau:

Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu.”

Những số liệu cũng như trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng Sài Gòn chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng “hòn ngọc Viễn Đông” vô thực chất của nó hiện nay chủ yếu chỉ để quảng cáo du lịch.

Chuyện ông Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được như Sài Gòn khó tin hơn cả việc người ta từng cho rằng khắp quả đất đã mong một ngày thức dậy bỗng trở thành người Việt Nam trên tuyến đầu đánh Mỹ!

Tập truyền đầy cảm tính đã dẫn chúng ta đi quá xa thực tế, và không khéo sẽ lạc đường. Chẳng hạn chúng tôi biết không ít bạn đọc đang đọc bài này có nghe giai thoại về chuyện đèn dầu treo ngược của cụ Phan Thanh Giản. Các bạn nên để ý, khi cụ Phan đi sứ Pháp thì ngài Edison hoặc bất cứ ai vẫn chưa đăng ký bằng sáng chế đèn điện.

Từ vùng đất hoang vu, hơn trăm năm trước người Pháp muốn biến Sài Gòn thành “Hòn ngọc Viễn Đông” để cạnh tranh với các thuộc địa khác của Anh.

Vùng Viễn Đông theo địa lý gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19, đầu 20, hầu hết các quốc gia này đều thành thuộc địa hoặc chịu ảnh hưởng của cường quốc phương Tây. Trong đó Pháp và Anh là hai nước xâm chiếm và mức độ cạnh tranh lớn nhất.

Sự cạnh tranh của Anh, Pháp trong việc “khai hóa” các nước thuộc địa. Từ những năm 1895, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở thuộc địa nhằm phát triển kinh tế. Họ đặt tham vọng vượt mặt nước Anh tại Singapore và HongKong.

Danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrême Orient) xuất hiện để chỉ cho Sài Gòn. Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh.

Giai đoạn này, Sài Gòn từ thành phố hoang vu, được gọi là thị trấn giữa rừng (Prei Nokor) đã được người Pháp đầu tư xây dựng bài bản nhất so với các thành phố khác trong khu vực.

Dưới sự chỉ huy của trung tá công binh Coffyn, Sài Gòn được quy hoạch lại theo lối phương Tây. Giai đoạn này, khu vực trung tâm thành phố xuất hiện hàng loạt các công trình nổi bật còn tồn tại đến ngày nay như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Dinh thống đốc, Phủ toàn quyền…

Tuyến đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay) được ví như trái tim của Sài Gòn khi tập trung nhiều điểm vui chơi, giải trí của thành phố. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn mọc lên dọc trục đường đã quy tụ giới tinh hoa, giàu có về tiêu xài, hưởng thụ.

Các công trình được xây trên khu đất đẹp, cao ráo, hướng ra dòng sông uốn lượn bao quanh là rừng. Trên kênh Lớn (đường Nguyễn Huệ nay) hay kênh Xáng (đường Hàm Nghi) có những khu chợ thông thương với sông Sài Gòn tấp nập người mua kẻ bán. Một thị trấn giữa rừng dần chuyển mình phát triển.

Những thương nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ… khi dong thuyền vượt biển qua trao đổi, buôn bán đều ấn tượng với thành phố mới nổi này. Họ neo thuyền dọc cảng Bến Nghé, Bạch Đằng lên bờ mua vải vóc, lụa là, châu báu rồi ghé những khu vui chơi sầm uất gần đó. Những thương thuyền này sau đó truyền miệng nhau tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” – mỹ danh của Sài Gòn ra khắp thế giới.

Giao thông đường thủy được người Pháp ưu tiên phát triển, kênh Bến Nghé – Tàu Hủ trở thành tuyến thông thương chính cho thuyền bè từ Đông Nam bộ, miền Tây vào sâu trong Sài Gòn đến vùng Chợ Lớn.

Hàng chục bến bãi bốc dỡ, chuyển hàng hóa mà tên gọi còn đến ngày nay như bến Hàm Tử, Bình Đông, Chương Dương, Vân Đồn, Bạch Đằng… Dọc theo hai kênh là đường bộ mà hiện nay là đường Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn (quận 4), Bến Bình Đông (quận 8).

Ngoài tuyến đường thủy, để kết nối với khu Chợ Lớn và phía Tây Sài Gòn ngày nay, các đại lộ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai… dần hình thành. Đặc biệt, khi xuất hiện chợ Bến Thành năm 1914, nhu cầu thông thương hàng hóa giữa khu vực trung tâm Sài Gòn và Chợ Lớn phát triển mạnh. Từ yêu cầu cấp thiết này, khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn – Chợ Lớn được san lấp để mở đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay.

Năm 1885, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương dài 70 km nối Sài Gòn – Mỹ Tho cũng được xây dựng. Đây là tuyến đường sắt thứ hai do người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường 13 km ở Pondichéry (Ấn Độ) năm 1879. Ga tàu lúc đó nằm tại công viên 23/9 ngày nay, tuyến đường do nhà thầu Joret của Pháp thi công.

Tuyến đường sắt đã hút một lượng lớn khách ở Sài Gòn thời điểm đó. Chính quyền thuộc địa thu lời lớn từ dự án. Năm 1896, tổng lãi thu được từ tuyến đường sắt là 3,22 triệu francs, đến năm 1912 lãi 4 triệu francs.

Phía đông thành phố, năm 1902, cầu Bình Lợi được khánh thành đưa vào sử dụng. Cây cầu rút ngắn tuyến đường đi Thủ Đức, Biên Hòa, thông với đường thiên lý Bắc Nam (Quốc lộ 1 hiện nay) của người Việt xưa.

Nếu so sánh về hạ tầng cơ sở, cùng thời, Sài Gòn bỏ xa Bangkok và Singapore. Nhưng lúc bấy giờ, Singapore có tầm quan trọng lớn về chiến lược khi nằm trên tuyến đường biển quốc tế, nơi thông thương của thương thuyền trên thế giới. Lúc này, Singapore cũng là hải cảng lớn nhất khu vực.

Theo Kiến trúc sư Khương Văn Mười, lúc Sài Gòn được xem là “Hòn ngọc Viễn Đông” thì thành phố có quy mô nhỏ, phạm vi chỉ gói gọn ở trung tâm Sài Gòn ngày nay. Mỹ danh này cũng sớm kết thúc vào giữa thế kỷ 20.

Do chiến tranh cũng như người dân nông thôn đổ về thành phố ngày một đông khiến nó bị quá tải. Sài Gòn xuất hiện nhiều khu ổ chuột, người dân sống nhếch nhác ven kênh rạch, điều kiện vệ sinh, an ninh kém.

Còn PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Kinh tế Việt Nam – cho rằng, thập niên 60-70, Sài Gòn vẫn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” – thành phố được định danh duy nhất ở khu vực. Trong khi Singapore lúc đó chỉ là đảo quốc hoang vu, Bangkok cũng ít người nhắc đến. Những quốc gia này lấy Sài Gòn như hình tượng để phát triển theo.

“TP HCM hiện phát triển hơn nhiều so với thời Hòn ngọc Viễn Đông nhưng những bước tiến đạt được chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu đua tranh với các thành phố có vị thế, chức năng tương tự trên thế giới. Những thành phố như Bangkok, Singapore, Busan… đã vượt lên, dù TP HCM có xuất phát điểm tốt hơn”, ông Thiên nói.

Viện trưởng Kinh tế cho rằng, quan điểm của Việt Nam những năm gần đây đã thay đổi và đây là cơ hội để đưa cả nước và TP HCM lên đẳng cấp mới.

Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ X, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng mong muốn đưa thành phố trở lại vị trí dẫn đầu. Ông thể hiện quyết tâm lấy lại mỹ danh “Hòn ngọc Viễn Đông” nức tiếng một thời mà quốc tế đã nói về Sài Gòn.

 

 

Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng – Tổ Chức Sự Kiện

0

 NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG – TỔ CHỨC SỰ KIỆN

          ( GALA DINNER – GALA LUNCH – HỘI THẢO – HỘI NGHỊ – SINH NHẬT – KHAI TRƯƠNG – LỬA TRẠI )

chúng nhận MC DU LỊCHBạn đã và đang là một người Hướng dẫn viên Du lịch, bạn cảm thấy mình vẫn còn có nhiều thiếu sót và muốn nâng cao kỹ năng trong nghề hướng dẫn viên.

Bạn muốn nâng cao các kỹ năng, khả năng ứng xử thông qua lớp MC Du lịch, xử lý tình huống để mỗi chuyến đi của mình sẽ càng thú vị và tuyệt vời hơn!

Bạn muốn để lại trong kí ức của du khách về một người Hướng dẫn viên thật sự chuyên nghiệp, hài hước và dí dỏm!

Nếu bạn đang đi tìm nơi đào tạo về kỹ năng MC Du lịch, thì trung tâm chúng tôi sẽ là nơi đào tạo mà có thể bạn đang cần đấy!

Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được cấp chứng nhận CÓ GIÁ TRỊ TRÊN TOÀN QUỐC, và quan trọng là bạn đã có những trải nghiệm, những buổi thực hành về giao tiếp và ứng xử _ yếu tố không thể thiếu quyết định sự thành công của bạn.

Đến với lớp học bạn sẽ được đào tạo về:

Nghiệp vụ MC Du lịch                                                                                  

big_mc_front_by_gabeMC – Nội dung cơ bản của một dẫn chương trình                                                    

MC sân khấu – hội thảo – Galadinner – tiệc

Thực hành làm MC du lịch

Kỹ năng Teambuilding – hoạt náo viên

Kỹ năng hoạt náo trước đám đông

Hoạt náo gameshow tại bãi biển

Hoạt náo trên sân khấu

Học phí: 2,000,000/khóa (chưa bao gồm 2 buổi thực tế)

Thời gian:

Lớp tối 2-4-6 (18h – 21h)

Lớp ngày thứ 7, chủ nhật

 Để được tư vấn và hỗ trợ  nhanh nhất về các điều kiện và thủ tục nhập học, vui lòng liên hệ theo 2 cách:

KHÓA HỌC

NỘI DUNG XEM NHIỀU

NEW

CAO ĐẲNG - TC - VB2