25 C
Sài Gòn
Thứ tư, Tháng tư 30, 2025
Trang chủ Blog Trang 13

Khái quát các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

0

Đất nước Việt Nam luôn được nhân loại biết đến như một mảnh đất Anh Hùng với những chiến công chói lọi trong lịch sử dụng nước và giữ nước. Ngày nay bên cạnh quá khứ hào hùng đó, đất nước ta ngày càng được bạn bè chọn làm điểm đến để tìm hiểu, khám phá. Bởi quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp, rực rỡ sắc màu. Bởi khí hậu chan hòa ánh nắng, quanh năm tươi xanh. Và bởi vẻ đẹp của những con người bình dị, cần cù, chân thành mến khách.

Trải dọc đất nước qua từng vùng, miền, du khách càng thêm ngỡ ngàng khi hòa mình vào không khí sôi động đầy nắng và gió cổ kính của miền nam hay cổ kính trầm mặc của miền Bắc, hoặc nhẹ nhàng sâu lắng của miền Trung. Đời sống tinh thần với những nét đặc sắc, tinh tế trong phong tục lễ hội, văn hóa ẩm thực cùng với các di tích thắng cảnh trở thành những vẻ đẹp tiềm ẩn mà chúng ta đang tập trung gìn giữ, khai thác, phát triển trong quá trình hội nhập vươn mình ra thế giới. 

Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất của những cánh đồng bao la, được mệnh danh là vựa lúa của Miền Nam. Nơi đây có những miệt vườn trái cây sum suê với nhiều loại nổi tiếng như xoài, chôm chôm, măng cụt , sầu riêng…

miền tây

Đồng bằng sông Cửu Long, du thuyền ngắm cảnh trên những dòng sông, những con kênh. Cùng người dân tham gia các khu chợ nổi, cùng du ngoạn. Cùng thưởng thức những món ăn độc đáo mang đậm nét của từng điểm ghé qua. 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Là vùng sản xuát lương thực và nuôi trồng; vùng đánh bắt thủy hải sản; vùng trái cây nhiệt đới lớn cả nước. 

Nói đến miền Tây là nói đến sông nước, cảnh vật. Khung cảnh thanh bình, những hàng dừa hai bên sông là hình ảnh gợi nhiều cảm xúc nhất. Nếu bạn chưa tới Miền Tây sẽ không biết cảm giác một lần được ngồi chèo xuồng trên sông. Con người miền Tây rất rộng rãi như nét đặc trưng gắn liền với sông nước. Đến với Miền Tây “ruộng đồng cò bay thẳng cánh” không có một vật cản nào hết. Hình như chỉ ở miền Tây bởi đặc trưng địa hình miền Bắc và Trung luôn xen lẫn đồi núi. Còn ẩm thực miền Tây thì quả thật rất phong phú. Nếu có dịp hãy ít nhất một lần đến với MiềnTây, đến với đất mũi Cà Mau. Một chuyến để thăm Gành Hào, ăn cá phi kho tộ, xem thử bồn bồn, con ba khía là NTN?

miền tây

Xem thêm : Đồng Bằng Sông Cửu Long vùng đất con người 

Huongdanviendulich.org xin chia sẻ tài liệu thuyết minh một số chuyên đề các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long : 

1 . Tân Châu xưa 

2.Tân-An ngày xưa 

3.Vĩnh Long xưa và nay 

4.Lịch sử tỉnh Vĩnh Long 

5.Cần Thơ xưa và nay 

6.Tỉnh Cần Thơ 

7.Gò Công xưa và nay 

8. Mỹ Tho xưa 

9.Tỉnh Bến Tre 

10.Kiến Hòa xưa và nay 

11.tỉnh Đồng Tháp 

12.Tỉnh Hậu Giang 

13.Thất sơn mầu nhiệm 

14.Cà Mau xưa và nay

 

Thế thứ các triều chúa Nguyễn (Trích tập Lịch sử Sài Gòn )

0

Vương triều Nguyễn – Vương triều cuối của chế độ phong kiến Việt Nam. Bắt đầu khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Thống nhất đất nước, mở mang phát triển kinh tế, có những chính sách cai trị làng xã tiến bộ vượt bậc, cầu viện ngoại bang…Trải qua 13 đời vua, cho đến năm 1945, khi Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 02 tháng 09 tại Hà Nội, thì Bảo Đại – Ông “vua” cuối cùng trở thành “Công dân” đầu tiên.

Tìm hiểu về thế thứ các triều chúa Nguyễn trước khi tìm hiểu về lịch sử Sài Gòn .

Vua GiaLong (1802-1819)

Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh, ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn. Con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).

– Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.

– Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.

– Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long. Chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .

– Gia Long làm vua được 18 năm, mất vào ngày 3 tháng 2 năm 1820, hưởng thọ 58 tuổi.

– Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái)

2. Vua Minh Mạng (1820-1840)

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu. Con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi  tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.

– Vua Minh Mạng lên ngôi vào năm 1820, làm vua được 21 năm (1820-1840). 

– Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là việc được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình. (Thời Gia Long chỉ có thi Hương).

– Năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.

– Vua Minh Mạng mất ngày 20-1-1841, hưởng thọ được 50 tuổi. 

– Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)

3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)

Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa.

– Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 11-2-1841, làm vua được 7 năm (1841-1847). Mất ngày 4-10-1847, hưởng thọ 41 tuổi. 

– Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).

4. Vua Tự Đức (1848-1883)

Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ). Sinh ngày 22-9-1829

– Vua Tự Đức lên ngôi năm 1847, làm vua được 36 năm (1847-1883). Mất ngày 19-7-1883, hưởng thọ 55 tuổi.

– Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).

5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)

Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.

– Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân.

– Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Ba ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).

– Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.

6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng)

Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng.C con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.

-Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883. Lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.

-Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ. Và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).

7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)

Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng. Con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng. Sinh ngày 12-2-1869

– Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi. Do bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.

– Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 31-7-1884 lúc mới 16 tuổi.

8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)

Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn. Sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).

– Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được lên ngôi vua. Đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.

– Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở. Phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc. Nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.

-Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.

9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)

Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

– Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở. Triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

-Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).

10. Vua Thành Thái (1889-1907)

Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu. Con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).

-Vua Đồng Khánh mất. Triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889. Với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.

-Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).

-Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.

11. Vua Duy Tân (1907-1916)

Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng. Con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định. Sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).
Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị. Triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới 8 tuổi.

– Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân… vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. Ba ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.

– Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).

12. Vua Khải Định (1916-1925)

Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn. Con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu). Sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).

– Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion. Triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916. Lấy niên hiệu là Khải Định.

– Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.
Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế. Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).

13. Vua Bảo Đại (1926-1945)

Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung). Sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).

– Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi. Đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại. Đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.

– Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn. Giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

– Chế độ phong kiến chấm dứt. Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.

nhà nguyễn

XEM THÊM : Tại đây 

Xem cái tài liệu khác bên dưới :

1.Cố Đô Huế (Lịch sử-Cổ Tích-Thắng Cảnh )

2.Cố Đô Huế xưa và nay 

3.Hoàng Thành Thăng Long 

Truy cập web http://huongdanviendulich.org  để xem thêm nhiều thông tin và tài liệu thuyết minh khác.

Cảm ơn đã xem tin ! 

 

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch

0

SÀI GÒN TPHCM TƯ LIỆU DU LỊCH

Sài Gòn hay TPHCM một thành phố trẻ đầy năng động, trung tâm Kinh tế lớn nhất cả nước. Cùng với một tiềm năng du lịch vô cùng lớn.

Ở bài này huongdanviendulich.org xin được chia sẻ 2 thông tin đó là: “300 năm địa danh Gia Định xưa và nay” “Người Hoa ở Sài Gòn Chợ Lớn”.

Phần tài liệu sách vui lòng xem cuối bài viết.

P1: 300 năm địa danh Gia Định xưa và nay

(Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam, sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia).

Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 01

Năm 1698: Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang “hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ”. Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.

Năm 1708: Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).

Năm 1757: Chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Việt Nam.

Từ 1779: Phủ Gia Định bao gồm cả:

o Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)

o Dinh trấn Biên (Biên Hòa)

o Dinh Trường Đồn (Định Tường)

o Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).

o Trấn Hà Tiên.

Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.

Gia Định kinh từ 1790 đến 1802: Sau khi thu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng Vauban, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.

Gia Định trấn từ 1802 đến 1808

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 02

 

Năm 1802: Nguyễn Ánh thu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt “trấn quan” để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà Tiên.

Gia Định thành từ 1808 đến 1832

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 03

Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành, đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền. Từ đó, thành cai quản trấn để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn trên.

Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 04

Năm 1832: Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh. Là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định – nơi trú đóng của Tổng trấn – làm tỉnh thành Phiên An – nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi.

Năm 1835: Sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ. Gọi là tỉnh thành Phiên An.

Năm 1936: Cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. Tỉnh Gia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2.

Năm 1859: Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định. Pháp gọi là thành Sài Gòn.

Sau Hòa ước 1862 mất ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.

Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889

Từ năm 1867: Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn tỉnh Gia Định trước. Song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện (inspection). Trong đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa.

Năm 1885: Đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định. (Có lẽ để phân biệt rõ với thành phố Sài Gòn).

Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 05

Năm 1889: Bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2.

Năm 1944: Thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì…, vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộc Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.

Năm 1956: Vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương. Hậu Nghĩa lấy phần đất phía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận Phú Hòa.

Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương. Tỉnh Gia Định (1970) còn chia ra 8 quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975.

Từ năm 1975 đến nay: Địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp. Sử sách Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ quốc.

P2: Người Hoa với Sài Gòn Chợ Lớn

Người Hoa ở Sài gòn có khoảng 400.000 người, chiếm gần 15% dân số toàn thành phố. Sài gòn là nơi tập trung người Hoa đông nhất nước ta. Người Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố. Đông nhất là tập trung sinh sống ở các quận 5 (chiếm khoảng 45% dân số của quận), quận 11 (chiếm khoảng 45% dân số toàn quận) và các quận 10, quận 6, quận Tân Bình. Trong quá trình lịch sử xây dựng và phát triển, bà con người Hoa đã có nhiều đóng góp tích cực, to lớn và có một vị trí kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố. Người Hoa, ngày nay là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 07

Người Hoa có mặt ở Sài gòn vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền Duyên Hải – Hoa Nam của lục địa Trung Hoa. Họ là những nông dân nghèo khổ, binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu sinh. Lý do rời bỏ quê hương của họ là tình trạng nghèo đói, loạn lạc bất yên, do những cuộc chiến tranh, những cuộc thanh trừng, bất phục tùng của các quan lại phong kiến, tri thức… Trên đường lênh đênh lưu lạc về phương Nam, một bộ phận lưu dân người Hoa có dừng chân, lập nghiệp nơi mảnh đất miền Nam Việt Nam, trong đó có khu vực Sài Gòn – Gia Định xa xưa.

Người Hoa đến Sài Gòn-Gia Định với nhiều đợt di dân, định cư. Mà một trong những đợt đông đảo, khá sớm là nhóm người của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạc Định đến Việt Nam vào năm 1679 cùng với 3.000 người, 50 chiếc thuyền xuất phát từ Quảng Đông. Đoàn người của 2 người đến Đà Nẵng xin chính quyền phong kiến Việt Nam cho tỵ nạn.

Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam Việt Nam. Nhóm của Trần Thượng Xuyên chọn đất Trấn Biên (nay là vùng Biên Hòa) để lập nghiệp. Một bộ phận của nhóm Dương Ngạn Địch đến vùng đất Phiên Chấn (sau là vùng Sài Gòn-Gia Định) tổ chức công cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà. Năm 1778 nhóm cư dân của làng Thanh Hà chuyển từ vùng Biên Hòa về hợp nhất với bộ phận cư dân người Hoa ở Phiên Trấn lúc này đã lập nên làng Minh Hương. Thành phố Chợ Lớn đã khai sinh từ sự hợp nhất đó và nhanh chóng mở rộng để về sau trở nên thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn.

Tên “Chợ Lớn” vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng Trấn Gia Định thành. Còn người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là “Đê Ngạn” (tiếng Quảng Đông là “Tai Ngon”). Những đợt di dân của người Hoa đến vùng Sài Gòn-Chợ Lớn còn tiếp diễn mãi đến năm 1949 – năm chính quyền cách mạng Trung Quốc ở lục địa thành công. Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhóm ngôn ngữ, chủ yếu gồm các nhóm sau đây:

– Quảng Đông
– Triều Châu
– Phúc Kiến
– Hải Nam
– Hẹ (Hakka)

Ngôn ngữ nhóm Hakka khá phức tạp, bao gồm nhiều nhóm nhỏ hơn và có sự dị biệt lớn. Tiếng Quảng Ðông và tiếng Triều Châu được nhiều người Hoa ở thành phố sử dụng và giao tiếp. Tiếng Bắc Kinh (phổ thông) cũng được các nhóm sử dụng và được giảng dạy trong nhà trường để cho con em người Hoa học.

Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sớm công nhận một bộ phận người Hoa là công dân. Làng Minh Hương và Thanh Hà của người Hoa được hưởng các qui chế như các làng xã Việt Nam. Người Minh Hương cũng được đối xử bình đẳng như mọi thần dân trong vương quốc của nhà Nguyễn. Sự hội nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Là một bảo đảm chắc chắn cho hiện đại cũng như tương lai của đồng bào Hoa ở nước ta.

Ở Sài gòn, người Hoa sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, nhưng chủ yếu trên hai lĩnh vực: sản suất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ. Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố, người Hoa góp một phần quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm. Ở một số quận đông người Hoa, từ 50% đến 70% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc về bà con lao động người Hoa.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở thành phố rất đa dạng. Họ có mặt hầu hết trong các ngành lớn nhỏ. Đáng chú ý là có đông người Hoa tham gia ngành cơ khí, hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc da và sản phẩm của da, dệt,v.v.. Một số ngành nghề thủ công của người Hoa mang tính truyền thống và sản phẩm của họ được ưa chuộng trên thị trường trong nước cũng như ở nhiều nước như chế biến thực phẩm, hương liệu, đông nam dược v.v… Người Hoa ở Sài gòn cũng rất tài giỏi trên lĩnh vực buôn bán, dịch vụ.

Trước ngày giải phóng 30/4/1975, hơn 80 hàng hóa bán lẻ và 60% hàng hóa bán buôn của thành phố do người Hoa đảm trách. Nhiều công ty xuất nhập khẩu lớn thuộc người Hoa quản lý. Một số ngân hàng cũng nằm trong tay tư sản người Hoa. Từ sau ngày giải phóng, một số bà con buôn bán, dịch vụ người Hoa đã chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhưng trên mặt trận lưu thông phân phối, dịch vụ, người Hoa vẫn còn nhiều ưu thế.

Trong sản xuất và kinh doanh, người Hoa có một đội ngũ thợ chuyên môn tay nghề giỏi, tiếp cận kỹ thuật và thị trường thế giới nhanh chóng, linh hoạt. Giữ chữ “tín” trong quan hệ sản xuất, buôn bán là một đặc điểm và truyền thống của người Hoa.

Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Hoa ở Sài gòn rất phong phú. Văn hóa của người Hoa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và được phát triển trong quá trình hội nhập của người Hoa vào Việt Nam, là sự giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam.

Nếp sống của bà con lao động người Hoa tương đối giản dị, chất phác. Bà con còn bảo lưu nhiều tập tục, tín ngưỡng dân gian. Hàng năm vào các ngày tết cổ truyền như tết Nguyên Ðán, Nguyên Tiêu, Ðoan Ngọ, Trung Thu… bà con người Hoa thường tổ chức những cuộc vui hội lễ tưng bừng náo nhiệt. Nhà ở, chùa chiền, đình, miếu… được treo đèn kết hoa, dán đầy các mảnh giấy màu đỏ với dòng chữ chúc mừng hạnh phúc, bình yên, may mắn. Sân khấu hát Tiều, hát Quảng, múa Lân, múa Rồng, Sư tử… là những hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của nghệ sĩ và quần chúng người Hoa.

Trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp-Mỹ vừa qua, bà con người Hoa đã có nhiều hy sinh cống hiến to lớn vì sự nghiệp độc lập tự do của đất nước và thành phố. Những tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ người Hoa như Trần Bội Cơ, Hàn Hải Nguyên, Lý Phong… còn sống mãi trong lòng nhân dân thành phố và dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bà con người Hoa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng: tích cực lao động và hăng hái sản xuất, đạt nhiều thành tựu lớn lao, góp phần vì một Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp…

Sài Gòn TPHCM tư liệu du lịch 08

P3: Tài tiệu về Sài Gòn TPHCM

  1. Di cảo Vương Hồng Sển – Tạp bút năm Quý Dậu 1993
  2. 300 năm phật giáo Sài Gòn Gia Định TPHCM
  3. Chế độ công điền thổ – Nguyễn Đình Đầu T1
  4. Chế độ công điền thổ T2
  5. Gia định thành thông chí – Trịnh Hòa Đức 1
  6. Gia định thành thông chí – Trịnh Hòa Đức 2
  7. Gia định thành thông chí – Trịnh Hòa Đức 3
  8. Hơn nửa đời hư – Vương Hồng Sển
  9. Lịch sử Sài Gòn – st
  10. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Chiến dịch HCM
  11. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Di tích lịch sử văn hóa
  12. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Địa lý
  13. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Khảo cổ học
  14. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Lịch sử Đảng bộ TPHCM
  15. 100 câu hỏi đáp về GĐ SG TPHCM – Sân khấu cải lương
  16. Sài Gòn Năm Xưa – Vương Hồng Sển
  17. Sài Gòn Tạp Pín Lù – Vương Hồng Sển

Phần trước: Tài liệu du lịch tổng quan P1

Luật du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018

0
Luật du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 01

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 09/2017/QH14

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2017

LUẬT

DU LỊCH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Du lịch.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

5. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

6. Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.

7. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.

8. Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

9. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

10. ớng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.

11. ớng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.

12. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

13. Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.

14. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

15. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

16. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.

17. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.

18. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Điều 4. Nguyên tắc phát triển du lịch

1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

Điều 5. Chính sách phát triển du lịch

1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;

b) Lập quy hoạch về du lịch;

c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;

b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;

đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;

e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;

g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Điều 7. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch

1. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch có trách nhiệm sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên;

b) Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch;

c) Tham gia xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hội viên; huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức triển khai việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận động hội viên kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ;

đ) Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về du lịch, bảo vệ môi trường.

Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch

1. Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

3. Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.

5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch

1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

Chương II

KHÁCH DU LỊCH

Điều 10. Các loại khách du lịch

1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Điều 11. Quyền của khách du lịch

1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.

Chương III

TÀI NGUYÊN DU LỊCH, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH

Mục 1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có th được sử dụng cho mục đích du lịch.

2. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có th được sử dụng cho mục đích du lịch.

Điều 16. Điều tra tài nguyên du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch

1. Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.

4. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

Mục 2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Điều 18. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch

1. Tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

3. Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

Điều 19. Phát triển du lịch cộng đồng

1. Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng.

Mục 3. QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH

Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch

1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

2. Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kếcấhạ tầng hiệcó; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

4. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.

5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.

6. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch

1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.

2. Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

3. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

4. Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

5. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư.

7. Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

8. Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch

1. Việc lập quy hoạch về du lịch phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung lập quy hoạch về du lịch quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chính phủ quy định việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch.

Chương IV

ĐIỂM DU LỊCH, KHU DU LỊCH

Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch

1. Điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:

a) Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định;

b) Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;

c) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch

1. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:

a) Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;

b) Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;

c) Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;

d) Được thu phí theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;

c) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý;

d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;

đ) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch

1. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:

a) Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;

b) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;

c) Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia;

d) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:

a) Có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;

b) Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;

d) Các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh

1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch;

b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh trong trường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố khu du lịch quốc gia; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.

4. Người có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật này.

Điều 29. Quản lý khu du lịch

1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:

a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;

b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của hướng dẫn viên du lịch;

c) Quản lý việc đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch;

d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch;

đ) Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch;

e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp tỉnh.

Chương V

KINH DOANH DU LỊCH

Mục 1. DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.

2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;

đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.

2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp;

c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;

b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;

c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;

d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;

e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;

g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;

b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;

g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;

k) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;

b) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại các điều 31, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

Điều 39. Hợp đồng lữ hành

1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.

2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.

3. Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:

a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;

b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;

d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;

đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

Điều 40. Kinh doanh đại lý lữ hành

1. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

3. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.

Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành

1. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành.

2. Hợp đồng đại lý lữ hành phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;

c) Quyền và trách nhiệm của các bên;

d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Điều 42. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành

1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.

2. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.

3. Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.

Điều 43. Trách nhiệm của đại lý lữ hành

1. Thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành.

2. Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý; không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

3. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.

4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.

Điều 44. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài

1. Việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.

2. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

Mục 2. VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH

Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch

1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

1. Phương tiện vận tải khách du lịch được cấp biển hiệu khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.

2. Phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu được vận tải hành khách theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu, dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch

1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.

2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.

4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.

Mục 3. LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch

1. Khách sạn.

2. Biệt thự du lịch.

3. Căn hộ du lịch.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

7. Bãi cắm trại du lịch.

8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.

3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;

b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

5. Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 7 Điều này.

7. Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề phí và lệ phí.

8. Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Điều 51. Công bố, kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch

1. Tổng cục Du lịch công bố danh sách cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc.

2. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh công bố danh sách cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.

Điều 52. Thu hồi quyết định công nhận hạng, thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch thu hồi quyết định công nhận hạng đối với cơ sở lưu trú du lịch không duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công nhận.

2. Khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định lại để công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 50 của Luật này.

Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;

b) Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;

b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;

c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;

đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận;

c) Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.

Mục 4. DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC

Điều 54. Các loại dịch vụ du lịch khác

1. Dịch vụ ăn uống.

2. Dịch vụ mua sắm.

3. Dịch vụ thể thao.

4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.

5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Điều 55. Phát triển các loại dịch vụ du lịch khác

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

2. Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

3. Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

4. Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

5. Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

6. Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.

7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Được đưa vào cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch quốc gia.

2. Được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương tổ chức.

3. Được treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

4. Phải bảo đảm điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan trong suốt quá trình kinh doanh.

Chương VI

HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

4. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.

5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

d) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

2. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bao gồm:

a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;

c) Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

3. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về mẫu thẻ, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ.

Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

c) Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

đ) 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 61. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh định kỳ hằng năm công bố kế hoạch tổ chức kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm;

b) Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh;

c) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Điều 62. Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa làm thủ tục đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch khi thẻ hết hạn sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này;

c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

d) Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã được cấp.

3. Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ có trách nhiệm cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về khóa cập nhật kiến thức, giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Điều 63. Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ. Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lại bằng thời hạn còn lại của thẻ đã được cấp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm;

c) Bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi trong trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi thông tin trên thẻ hướng dẫn viên du lịch.

3. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 64. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong trường hợp hướng dẫn viên du lịch có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

b) Cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;

c) Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật này;

d) Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quyết định thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch và công bố công khai trên trang thông tin điện tử quản lý hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch và cơ quan thu hồi thẻ.

3. Hướng dẫn viên du lịch đã bị thu hồi thẻ chỉ được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi thẻ.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây:

a) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;

b) Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;

c) Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;

d) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:

a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Điều 66. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên phạm vi toàn quốc.

2. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên địa bàn.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong việc tuân thủ pháp luật và hợp đồng đã ký với doanh nghiệp;

b) Bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch.

Chương VII

XÚC TIẾN DU LỊCH, QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Mục 1. XÚC TIẾN DU LỊCH

Điều 67. Nội dung xúc tiến du lịch

1. Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tăng cường thu hút khách du lịch.

2. Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.

4. Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Điều 68. Hoạt động xúc tiến du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.

3. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, thành lập văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Điều 69. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực

1. Cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện phải được hợp pháp hóa lãnh sự, bao gồm:

a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Quyết định thành lập cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;

c) Quyết định thành lập văn phòng đại diện của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;

d) Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

3. Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định như sau:

a) Người đứng đầu văn phòng đại diện nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu văn phòng đại diện.

Mục 2. QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Điều 70. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

1. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.

2. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp;

b) Ngân sách nhà nước bổ sung hằng năm một phần trích từ nguồn thu phí tham quan, phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài;

c) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Điều 71. Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

1. Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài.

2. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

3. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

4. Hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng.

Điều 72. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

1. Không vì mục đích lợi nhuận; bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.

2. Thực hiện thu, chi, quyết toán, công khai tài chính, tài sản và công tác kế toán theo quy định của pháp luật.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và kiểm toán nhà nước về các hoạt động tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Số dư kinh phí năm trước của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Chương VIII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia;

b) Điều phối, liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh;

c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;

d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch;

đ) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch;

e) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;

h) Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch;

i) Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;

k) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Điều 74. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch, xây dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm; lồng ghép xúc tiến du lịch trong xúc tiến thương mại.

5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; tham mưu chính sách về thị thực phục vụ phát triển du lịch.

Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;

b) Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

c) Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;

d) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;

đ) Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;

e) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Sửa đổi, bổ sung Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13

Sửa đổi, bổ sung mục 3.1 và mục 3.2 thuộc phần VII – Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 như sau:

3.1 Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Bộ Tài chính
3.2 Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Bộ Tài chính

Điều 77. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 78. Quy định chuyển tiếp

1. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải làm thủ tục đổi giấy phép, nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

3. Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hành nghề cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ.

4. Cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng hạng đã được công nhận cho đến hết thời hạn theo quyết định.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

Luật du lịch file pdf: tải tại đây

Luật du lịch file doc: tải tại đây

Tài liệu du lịch tổng quan P1

0
Tài liệu du lịch tổng quan P1

TÀI LIỆU DU LỊCH TỔNG QUAN PHẦN 1

Nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu sách vở cho những bạn chưa có. Huongdanviedulich.org xin được chia sẻ một số tài liệu để chúng ta tham khảo.

Và ở đây huongdanviendulich.org luôn khuyến khích mỗi người hay nên mua sách để đọc. Trừ trường hợp sách đó không còn bán trên hệ thống các nhà sách.

Trong phần 1 tài liệu tổng quan du lịch gồm có 9 quyển dạng file pdf.

Q1: Kho tàng di sản Việt Nam

Q2: Chào Việt Nam (Cẩm nang du lịch)

Q3: 100 câu hỏi biển đảo Việt Nam

Q4: Bản đồ các trung tâm TP lớn

Q5: Bản đồ du lịch Việt Nam

Q6: Bản đồ du lịch TPHCM

Q7: Lịch sử địa lý 61 tỉnh thành

Q8: Tài liệu bồi dường nghiệp vụ du lịch – TCDL

Q9: Frommer’s Việt Nam with Angkor Wat bản tiếng Anh

Cảm ơn các bạn đã đến với huongdanviendulich.org. Rất vui vì đã giúp được 1 chút gì đó cho các bạn!

Tham khảo khác:

Chuyên mục giới thiệu hướng dẫn viên du lịch (Hoàn toàn miễn phí cho các hướng dẫn viên du lịch có nhu cầu gửi thông tin lên website)

Chuyên mục giới thiệu việc làm du lịch của các Công ty du lịch trên toàn quốc  (Hoàn toàn miễn phí cho công ty hoặc cá nhân có nhu cầu gửi thông tin lên website)

Tuyển sinh du lịch dài hạn: hệ trung cấp cao đẳng

Tuyển sinh du lịch ngắn hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch

 

Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên (Trích tập Tây Nguyên vùng đất, con người)

0
văn hóa dân tộc tây nguyên

VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN (Trích tập Tây Nguyên vùng đất, con người)

Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất hoang sơ đầy nắng và gió, những con đường đất đỏ khúc khuỷu, những rừng cà phê cao su bạt ngàn, những câu chuyện sử thi, bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, Tây Nguyên là vùng đất lưu trữ kho tàng văn hóa đa dạng của các dân tộc anh em cùng sinh sống tại đây. Đặc biệt là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt mà không ở vùng đất nào có được . 

Mặc dù trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, song quan hệ xã hôi cơ bản của các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn mang đậm tính huyết thống và tính cộng đồng bền chặt cùng những mối quan hệ cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua các thời kỳ lịch sử lâu dài, tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái… luôn được đề cao.

Các Dân Tộc Anh Em sinh sống tại Tây Nguyên

Dân Tộc Êđê: Tên gọi khác Rade, Đê, Kpa, Adham,…thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynexia. Dân số khoảng 195,000 người, cư trú tập trung ở tỉnh Đaklak, nam Gia Lai và miền tây hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa . 

Kinh tế: Người Êđê làm rẫy là chính. Một số nhóm vẫn giữ phong tục làm ruộng theo lối cổ sơ, dùng trâu đẩy bữa thay cho cày. Ngoài ra người đồng bào còn trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm..

Hôn nhân gia đình:  Trong gia đình người Êđê người phụ nữ là trụ cột chính của gia đình. Họ theo chế độ mẫu hệ: con gái sinh ra theo họ mẹ; con trai không được quyền thừa hưởng thừa kế; đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về với chị em gái mình. Nếu chết được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. 

Văn hóa: Người Êđê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan ( Khan Đam San). Đồng bào yêu ca hát và thích tấu nhạc. Nhạc cụ gồm có cồng, chiêng, đàn , sáo,khèn ..

Nhà cửa: Nhà của người Êđê thuộc loại hình nhà sàn dài. Người ta thường có câu ví nhà dài người Êđê “dài như một tiếng chuông ngân”. Nhà dài của căn nhà lớn thuộc chế độ mẫu hệ, bộ khung kết cấu đơn giản. Đặc trưng của nhà dài là hình thức cột thang, sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt.

Đặc biệt ở hai phần, ở đằng cửa chính gọi là Gah. Đây là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, chiêng ché… Nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng. Chia đôi theo chiều dọc. Phần về bên trái được coi là phần “trên” chia làm nhiều gian nhỏ. Phần bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách, muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang .

nhà dài người êde

Trang Phục: Y phục cổ truyển của người Êđê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo quấn váy, đàn ông đóng khố, mặc áo. Đồng bào ưu dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm.

Dân tộc Gia Rai: Giơ rai, Tơ Buăn, Hobau, Hdrung, Chor thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Pôlinexia. Dân số khoảng 240.000 người, cư trú tập trung ở Gia Lai. Một bộ phận ở tỉnh Kontum và phía Bắc Đaklak

Kinh Tế: Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy. Lúa tẻ chính là nguồn lương thực chủ yếu. Công cụ canh tác của người Gia Rai rất giản đơn. Chủ yếu là con dao chặt cây, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ tra hạt giống. Nghề chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phát triển; người Gia Rai còn nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi. Đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may mặc cho gia đình. 

Tổ chức cộng đồng: Người Gia rai sống thành từng làng (Plơi hay bôn). Trong làng, trưởng làng cùng các bô lão có uy tín giữ vai trò điều hành hoạt động tập thể. Ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng đều có nhà rông cao vút .

Hôn nhân gia đình: Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ tự do chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới chàng trai về ở với nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái sau khi sinh ra đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn.

Văn Hóa: Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như Đăm Di Đăm Săn, Xinh Nhã. Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng; ngoài ra còn có tơ nưng, đàn klong put. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. Người Gia Rai hầu như ca múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu không còn đủ sức nữa mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hoặc trong gia đình . 

văn hóa dân tộc tây nguyên

Nhà cửa: Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn đều chung truyền thống mở cửa chính về hướng bắc. 

Trang Phục

Trang phục Nam: Nam đội khăn theo lối quấn nhiều vòng trên đầu. Hoặc quấn gọn gẽ buông một bên tai, đóng khố loại vải trắng có kẻ sọc 

Trang phục nữ: Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy, hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo dài là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là loại chui đầu cổ hình thuyền .

Dân Tộc Gỉe Triêng, Dân tộc Ba Na, Dân Tộc Mạ, Dân Tộc Chu Ru, Dân Tộc Cơ Ho, Dân tộc Xơ Đăng, Dân tộc Ra glai, Dân tộc tà ôi, dân tộc xtieng, dân tộc Brâu, dân tộc M’nông, dân tộc Rơ Măm, dân tộc Bru-Vân kiều, dân tộc chơ ro, dân tộc chăm, dận tộc co, dân tộc cơ tu, dân tộc Hrê,dân tộc Khơ Me 

Xem thêm thông tin các dân tộc cư trú tại Tây Nguyên : Tại đây 

Một số phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên 

Hôn nhân của Dân Tộc Gia Rai: Đến tuổi trưởng thành nam và nữ Gia Rai đều có quyền lựa chọn người yêu. Phụ nữ có quyền lựa chọn chồng tương lai cho mình. Cô gái rút vòng tay nhờ ông mối đến trao tận tay người yêu.Nếu ưng thuận người con trai nhận vòng. Nếu không họ cũng cầm vòng một lúc rồi trả cho ông mối. Nếu cô gái vẫn theo đuổi thì có thể nhờ ông mối trao hai ba lần cho đến khi không còn hy vọng mới thôi. Nếu người con trai nhận rồi, ông mối hẹn đến một địa điểm nhất định để cô gái nhận vòng của người bạn tình. Ông mối là người chứng giám và dặn kỹ càng các công việc cần thiết để đôi bên tiến tới hôn lễ. 

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ: một ché rượu cho ông mối, một ché rượu cần cho người chồng tương lai và môt ché rượu nữa để cho mình uống. Bên nhà trai cũng phải có một con lợn khoảng vài chục cân để cưới vợ. Hôn lễ sẽ được tiến hành theo các bước sau đây : 

  • Phai (lễ thành thân): trong nghi lễ này nhà gái đặt ché rượu ở giữa nhà. Đôi uyên ương ngồi song song, quay mặt về phía cửa ra vào. Ông mối ngồi cạnh nói “đây là lúc hai bên nín thở để hắt hơi”( ý nói trai gái chung đụng lần đầu). Lúc này không khí rất trang trọng và hồi hộp.
  • Chúa Hpiếu: Đêm đó, nếu đôi bên vợ, chồng nằm mơ thấy bắt cá thả vào nước là sẽ có con. Nếu mơ thấy cầm dây, cắt cỏ tranh là điềm dữ, vợ chồng phải li dị, nhà cửa tan nát. Ông mối biết sẽ xin với thần báo mộng, để xin tì hoãn điềm xấu trong một năm. Nếu giấc mơ dữ lặp lại một lần nữa họ đành phải li dị nhau hoặc cứ ở với nhau mà bất chấp các điều dữ sẽ xảy ra sau này.
  • Wit sang ami (trở lại nhà mẹ): Sau khi cưới vài ngày, chàng rể rời nhà vợ để về nhà mẹ. Sau đó, người vợ phải chuẩn bị môt ché rượu, mổ một con gà mang sang mời chàng quay trở lại nhà mình. Lúc đầu người chồng khước từ, người vợ đành phải một mình trở về. Một tháng sau mới quay lại bên nhà chồng. Lúc đó cô dâu phải biếu mẹ chồng một bộ váy áo, bố chồng một bộ khố áo, anh em ruột bên chồng mỗi người một tấm áo, một tấm khố. Cô dâu lúc này phải ở lại nhà chồng dăm ba ngày để làm phận dâu con: múc nước, lấy củi, quay sợi, dệt vải. Sau đó hai vợ chồng mới xin phép đưa nhau về ở hẳn bên nhà vợ và đến đây mọi thủ tục hôn lễ chính thức kết thúc. 

Sinh đẻ và nuôi con: Vì theo chế độ gia đình là mẫu hệ nên người Gia Rai coi trọng người mẹ. Do đó khi người phụ nữ mang thai không làm các công việc nặng nhọc. Khi mang thai người Gia Rai thường kiêng cữ rất nhiều thứ như: không ngồi trước cửa sổ, cửa ra vào, không được ăn bằng thìa hoặc môi mà phải ăn bốc, không được bước qua dây buộc trâu bò… Thời gian sau khi đẻ từ 1 tháng rưỡi đến hai tháng, phụ nữ chỉ được ăn cơm với muối rang và gừng, không được ăn thức ăn như rau tươi, cá và thịt vì sợ bị hậu sản. 

Hôn nhân của người dân tộc cơ ho: Hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ đã được xác lập từ lâu đối với người Cờ Ho. Phụ nữ đóng vai trò chủ động. Khi đến tuổi trưởng thành, người con gái yêu ai thì bày tỏ với cậu, cha , mẹ và nhờ người mai mối đến nhà trai để làm lễ dạm hỏi. Lễ vật gồm: một vông đồng và một chuỗi cườm (tượng trưng sự kết nối lâu dài). Nếu gia đình người con trai ưng thuận, thì hai bên tiếp tục bàn định đám cưới. Đồng thời nhà trai cũng đưa ra những yêu cầu về lễ vât cưới (thách cưới) thường là trâu, chiêng, ché, tấm đắp, áo váy, heo ,gà…

Ngày hôn lễ, cô gái mang một gùi củi được cha, mẹ, cậu và người mai mối đến nhà trai. Mẹ chàng trai dắt cô gái vào nhà và đặt củi nơi đã định trước. Nhà trai bày rượu cần và thức ăn đã được chuẩn bị sẵn ra mời thầy cúng. Và già làng làm lễ cầu xin thần linh (yang) giúp cho đôi vợ chồng trẻ được nhiều lúa gạo, mạnh khỏe, đông con và hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Tiếp đến cô dâu và chú rể cùng uống rượu cần, tiệc vui bắt đầu. Mọi người cùng đánh chiêng, thối kèn múa hát, uống rượu thâu đêm suốt sáng. Chú rể đưa cô dâu vào phòng riêng, hai người ở đó một đêm nhưng không ăn nằm với nhau. Tiệc vui cứ vậy diễn ra hết 4, 5 ngày. Sau tiệc vui khách khứa ra về, cha mẹ đôi bên mới gặp nhau thống nhất ngày giờ làm lễ rước rể.

Trước ngày rước rể, gia đình hai bên đều làm lễ cúng Yàng. Đây là thời điểm gia đình nhà trai ấn định của hồi môn cho chàng gồm chiêng, ché, trâu, bò và một số dụng cụ cá nhân khác. Nhưng người con trai phải từ chối vì sự tôn kính cha mẹ. Do đó khi về ở nhà vợ, chú rể chỉ đem theo quần áo và một thanh gươm, hai chén uống nước, một cái bát, một đôi đũa và một mâm đồng. 

DÂN TỘC CỜ HO

Ngày rước rể , chú rể và gia đình, người mai mốt và bạn bè sang nhà cô dâu. Nhà gái bố trí người đi đón nhà trai. Sau hôn lễ đôi trai gái chính thức bước vào đời sống vợ chồng. 

Trong quan hệ hôn nhân, người Cờ Ho cũng có nhiều quy định chặt chẽ như cấm quan hệ hôn nhân giữa con chú với con bác. Trái lại cô dâu, con cậu từ hai chiều có thể quan hệ hôn nhân. Người chồng có thể lấy em gái vợ nếu người vợ chết và cô em ưng thuận. Nếu vợ chồng li dị, gia đình người chồng phải hoàn trả toàn bộ số lễ vật thách cưới. Hoặc nếu người vợ chết, người chồng đi lấy vợ khác cũng phải nộp lại số lễ vật ấy.

Nếu người vợ hoặc người chồng ngoại tình mà bị phát hiện thì phải nộp phạt 6 con trâu, một ché rượu, một con gà, một con vịt để làm lễ giao hòa. Nếu người vợ (hoặc vợ) chết không có người em để lấy hoặc cả hai bên đều không ưng thuận thì được phép có vợ (chồng) khác mà không cần phải trả lại của hồi môn sau khi mãn hạn tang.

Trước kia hôn nhân của người Cờ Ho phải thực hiện đám cưới ba lần. Do đó có trường hợp mặc dù đã chung sống với nhau lâu dài, nhưng có những đôi vợ chồng chưa hoàn thành đám cưới trước khi qua đời vì nghèo hoặc khó khăn. 

Hôn nhân của người dân tộc Mạ : 

Người Mạ theo chế độ phụ hệ. Vì vậy, con trai đến tuổi trưởng thành thích cô gái nào xin ý kiến cha mẹ và tìm người mai mối (căn gôi pao) đến nhà cô gái để làm lễ ăn hỏi.

Sau hôn nhân phụ nữ người Mạ sẽ về ở bên nhà chồng. Sau lễ cưới, người con trai sang nhà vợ ở tám ngày nếu nộp đủ đồ hôn lễ cho nhà vợ. Nếu không đủ thì phải ở bên nhà vợ đến khi nộp đủ mới được đưa vợ về nhà mình.

Nam giới người Mạ muốn có vợ phải có trâu, ché, gà, lợn, quần áo, lợn và vòng. Tiến hành hôn lễ cùa người Mạ là do già làng quyết định. Người nữ đã đi theo chồng thì ít khi nào về nhà của bố mẹ mình. Khi chồng chết không có em chồng để lấy thì người vợ góa phải ở lại nhà chồng ba năm. Sau đó mới được về nhà bố mẹ đẻ của mình để ” đi bước nữa” với hai bàn tay trắng.

dân tộc mạ

Ngoài ra, người vợ góa phải trả lại một phần sính lễ mà gia đình chồng trước đó đã nộp trước khi tiến hành hôn lễ. Trường hợp, người phụ nữ có quan hệ tốt với gia đình chồng không muốn đi tái giá hoặc người chồng chết mà tuổi không thể đi bước nữa được nữa thì ở cùng với con và thừa kế tài sản với người con trai trưởng.

Trường hợp người vợ chết, người chồng lấy em gái của người vợ quá cố thì người em gái đó không có quyền đòi lễ vật nếu người chồng đã nộp đủ sính lễ lúc cưới người chị. Nếu người vợ quá cố không có em gái để thay mình, người chồng đi lấy vợ khác thì tài sản làm ra của vợ chồng đều thuộc về người chồng.

Mặt khác, khi người con gái đi lấy chồng người Mạ, quan niệm rằng gia đình nhà gái mất đi một lao động nên họ đòi hỏi sính lễ khá nhiều để đền bù sự mất mát đó.

Xem thêm phong tục cưới hỏi của người dân tộc Chu ru, Giẻ triêng, Xơ Đăng: tại đây 

Bó củi hứa hôn : Dân tộc Gỉe Trieng- Xơ Đăng 

Hầu hết các cô gái tới 14-15 tuổi đã có ý thức chủ động bắt chồng. Khi đi làm rầy, lên nương, các cô biết chặt những bó củi để chuẩn bị. Loại củi dài khoảng 0.8 m đẹp và đều, gỗ dễ cháy, đượm lửa. Họ đưa về, để củi này một nơi riêng không để lẫn với củi đun hằng ngày. Có những trường hợp củi phải chuẩn bị hai đến ba năm.

bó củi hứa hôn

Ngày xưa bắt buộc phải có một trăm bó củi thì mới bắt được chồng. Ngày nay con số này đã giảm đi, nhưng đã bắt được chồng là phải có củi. Trong hôn nhân người Giẻ Triêng củi là quan trong nhất. 

Người con gái yêu ai thì tìm cách đánh tiếng trước. Nếu đồng ý, tối đến người con trai tự nguyện đến tâm sự với người con gái tại nhà rông. Sau vài tuần lễ, nhà gái mang củi đến nhà trai xếp đống để làm lễ loong (lễ hứa hôn). Người ta vẩy rượu lên đống củi, khấn vái thần linh phù hộ cho vợ chồng sinh được nhiều con cái khỏe mạnh. Ngày này, nhà trai tặng nhà gái một số đồ đan, nhà gái tặng nhà trai những sản phẩm dệt. Sau đó, hôn lễ được tổ chức.

bó củi hứa hôn

Tang Ma 

Người Gia Rai cho rằng khi sinh thời con người gắn bó với gia đình, họ hàng, hàng xóm. Khi chết, người sống thương tiếc thì phải tạo hết mọi điều kiện để cho linh hồn của người đó biến thành ma vĩnh viễn của buôn làng. Vì thế, người Gia Rai tổ chức tang lễ cúng ma để linh hồn trở thành ma (atau) không trở về quấy rối người sống . 

Xem thêm : tại đây 

Một số lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên 

Hội đua voi ở Tây Nguyên 

Ở Tây Nguyên tập trung nhiều nhất là ở Đaklak. Trong đó, huyện Easup có đàn voi đông nhất. Bản Đôn là nơi nổi tiếng với những đàn voi lớn. Hội đua voi thường được diễn ra vào mùa xuân. Cụ thể là dịp tháng ba âm lịch đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. 

lễ hội đua voi

Chuẩn bị cho ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về Buôn Đôn. Tập trung ở một số bãi có nhiều cây cỏ để voi ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm cho voi chuối chín, đu đủ chín, mía lau, khoai lang và hầu như không bắt voi làm những việc nặng nhọc để giữ sức. 

Đến ngày hội các đàn voi thường tập trung ở cánh rừng ven sông Serepok. Dân sinh sống trong các buôn làng cũng đổ về với những bộ quần áo sặc sỡ. Bãi đua là một dải đất bằng phẳng. Bề ngang đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, chiều dài từ 1 đến 2 km .

Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mogat lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiển, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàng đứng lên phía trước: trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, quay cái vòi mấy vòng rồi cùi đầu chào khán giả hai bên xong lại lùi về vị trí cũ.

Trên mỗi con voi có hai chàng mogat dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ đẹp mắt đang trong tư thế chờ sẵn lệnh. Một tiếng tù rúc to báo hiệu lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên như những chiếc lò xo phóng về phía trước trong tiếng reo hò của hàng ngàn hàng giả cùng tiếng chiêng ầm vang cả núi rừng.

Xem thêm : tại đây

Hội Bỏ Mả ( Hội Pơ Thi )

Đây là lễ hội lớn nhất, vui nhất, là ngày hội cuối cùng trong một năm của dân tộc Ba Na, Gia Rai, Êđe. Các dân tộc Anh em khác không có ngày hội này. Theo quan niệm của họ, người chết tuy mất đi thể xác nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại luẩn quẩn xung quanh nhà mồ. Hồn sinh hoạt bình thường như người sống trên trần gian. Vì thế nên mỗi ngày trước khi ăn cơm người ta thường đem cơm, thức ăn, hoa quả rồi đặt vào nhà mồ rồi ngồi khóc.

bỏ mả

Trong thời gian giữ nhà mồ, người ta phải tốn kém rất nhiều của cải, gia súc, thóc gạo để tổ chức thăm viếng. Những người chịu tang không được tham gia vào những ngày lễ hội, những cuộc vui chung. Trong thời gian chịu tang, người chồng hoặc người vợ góa không được đi bước nữa. Nếu ai quy phạm sẽ bị phạt bằng cách trả lại một phần của cải chung của hai vợ chồng. Hơn nữa còn phải xuất tiền riêng của mình để làm lễ Pơ Thi.

Muốn khỏi tốn kém, bận tâm với người chết, gia đình phải tổ chức lễ Pơ Thi (thường là 3 năm dài là 7 năm). Hoặc tính thời gian đó bằng cách trồng bên cạnh nhà mồ một cây ăn quả, bao giờ cây ra quả là tiến hàng bỏ mả.

tượng nhà mồ

Xem thêm thông tin Các bước tiền hành lễ bỏ mả: tại đây 

Xem thêm một số lễ hội lớn ở Tây Nguyên: Lễ hội dân tộc chu ru, Lễ hội dân tộc Mạ, Lễ hội dân tộc Cơ Ho, Hội mừng sức khỏe, lễ hội đâm trâu…:  tại đây 

Một số công trình kiến trúc văn hóa và điêu khắc các dân tộc Tây Nguyên:

Nhà Dài Êđê: Nhà dài không chỉ biểu hiện vật chất của thể chế đại gia đình mẫu hệ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người Êđê .

Người Êđê có tập quán sinh sống chung ba đến bốn thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Đó là kiểu nhà sàn được làm bằng gỗ và tre nứa thường được làm rất dài để đủ cho một đại gia đình trên dưới chục người cùng sinh sống với nhau. Họ rất ít khi làm nhà mới thay cho nhà cũ. Nếu có thêm người thì nối phần sau thêm vào cho dài thêm. Có lẽ vì vậy người ta gọi đó là nhà dài.

Theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình là chủ gia đình. Khi bà mất, quyền hành được trao vào tay cô con gái út. Nếu người con gái út đó còn ít tuổi thì người chị cả tạm thay quyền đó. Cho tới khi, cô em đó đủ tuổi trưởng thành thì người chị cả trao quyền lại.

Sử thi Êđe có viết: “Nhà Đăm Di có chiếc cầu thang to bằng cái chiếc bốn người nằm, rộng bằng tấm phên mười người ngủ, đủ để cho ba bốn người lên xuống một lúc. Đầu cầu thang có chạm nổi một đôi vú to,  nhẵn bóng, để người ta lên nắm, người xuống vịn… Con gái đi lên, ngực chạm ngực. Đàn bà đi xuống vú chạm vú. Người vào vai chạm vai, mải mê thổi cơm… Những bộ chiêng chiếm đầy ngăn, chặt vá. Phía trước nhà treo những dây dài xương hàm nai, hưu, lợn nòi…”

nhà dài người Êde

Xem thêm thông tin Nhà Dài người dân tộc Êđê: tại đây 

Xem thêm thông tin nhà Rông, Làng Ba Na..: tại đây 

Tượng nhà Mồ 

Một bộ phận tạo nên nhà Mồ đó là những tượng có hình trang trí xung quanh hàng rào. Các hình có hình chạm khắc bên trên thường là hình cặp ngà voi, bầu nước, cối giã gạo, phụ nữ bồng con, người đàn bà ngồi khóc, mẹ bồng con… Ý nghĩa của những tượng nhà mồ này là để tiễn đưa người chết qua thế giới bên kia. Tượng nhà mồ là những cảnh sinh hoạt xung quanh đời sống hằng ngày…

Xem thêm : Tại đây 

Tây Nguyên là xứ sở của những thiên sử thi đẫm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, của không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005…

Hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 có gì thay đổi?

0
Hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 có gì thay đổi?

HƯỚNG DẪN VIÊN TRONG LUẬT DU LỊCH 2017 CÓ GÌ THAY ĐỔI?

Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Luật Du lịch gồm 9 Chương 78 Điều. Trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng.

Hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 có gì thay đổi?

Luật Du lịch 2017 đã dành 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng dẫn viên. Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005. Đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.

1. Phân loại hướng dẫn viên

Luật Du lịch 2017 quy định có ba đối tượng tham gia hướng dẫn du lịch, đó là:

Hướng dẫn viên nội địa (phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc)

Hướng dẫn viên quốc tế (phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài)

Hướng dẫn viên du lịch tại điểm (phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch).

Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được xác định tên mới. Phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trùng lắp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng. Đồng thời thể hiện rõ được vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch.

2. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Luật Du lịch 2017 kế thừa các quy định về điều kiện cấp thẻ chung cho cả 3 loại hướng dẫn viên của Luật Du lịch 2005. Đó là: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy.

Luật Du lịch 2017 tiếp tục duy trì điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa: tốt nghiệp trung cấp trở lên. Tuy nhiên, quy định về trình độ của hướng dẫn viên du lịch nội địa có khác so với quy định trong Luật Du lịch 2005. Không chỉ người có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, mà cả người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cũng đủ điều kiện được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Luật Du lịch 2017 thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế: nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Luật Du lịch 2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Quy định mới của Luật Du lịch 2017 nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước ta hiện nay. Tương tự quy định đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề trở lên đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Những người không học chuyên ngành hướng dẫn du lịch, thay vì quy định học các khóa 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng theo quy định của Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 quy định người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế

Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch không quy định yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để được cấp thẻ, người đề nghị phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Luật Du lịch tiếp tục trao quyền cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

3. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên có nhiều thay đổi so với quy định của Luật Du lịch 2005. Luật Du lịch 2017 bổ sung quy định về điều kiện hành nghề để tạo điều kiện cho hướng dẫn viên được tự do lựa chọn đăng ký với tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Cụ thể, hướng dẫn viên chỉ được hành nghề khi đáp ứng cả 3 điều kiện sau:

(1) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

(2) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

(3) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Các quy định về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 thể hiện tinh thần nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của hướng dẫn viên trong hoạt động hướng dẫn. Luật Du lịch 2017 còn quy định rõ quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.

Hiện nay, chỉ có một số hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Phần lớn hướng dẫn viên còn lại hoạt động độc lập, chưa là thành viên của một trong các tổ chức nêu trên. Để đảm bảo sự liên tục của hoạt động du lịch nói chung, hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch nói riêng, việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch tạo cơ hội cho hướng dẫn viên hành nghề có tổ chức, đúng pháp luật là việc cấp thiết.

Tổng cục Du lịch đã có văn bản yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành có biện pháp triển khai thành lập các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch ở các địa phương (Công văn số 1342/TCDL-LH ngày 27/10/2017), giúp bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, đồng thời phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên trong việc tuân thủ pháp luật.

Song song với việc gửi công văn cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Tổng cục Du lịch đã có công văn số 1343/TCDL-LH ngày 27/10/2017 gửi Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị xem xét sớm thành lập hội hướng dẫn du lịch Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hướng dẫn viên cũng như giúp bảo vệ quyền lợi cho chính hướng dẫn viên, cho các doanh nghiệp lữ hành và cho khách du lịch, góp phần đưa Luật Du lịch 2017 vào cuộc sống.

Ngày 03/11/2017, Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đã chính thức ra mắt, công bố quyết định thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, công bố Ban chấp hành của Hội và ban hành kế hoạch triển khai hoạt động cuối năm 2017 và năm 2018. Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP.HCM. Việc thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam là cần thiết và kịp thời, giúp giới thiệu việc làm, hỗ trợ hoạt động, bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên cũng như giúp các cơ quan nhà nước quản lý, nắm bắt hoạt động của lực lượng hướng dẫn viên.

4. Thời hạn thẻ hướng dẫn viên

Luật Du lịch 2017 quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm, thời hạn sử dụng dài hơn so với quy định của Luật Du lịch 2005 (3 năm). Khi hết hạn, hướng dẫn viên được đổi thẻ nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch 2017 không quy định thời hạn sử dụng. Việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm tùy theo nhu cầu của cơ quan quản lý khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Trên đây là một số nội dung quan trọng của Luật Du lịch trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch. Với tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập, Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành.

ÓC EO – BA THÊ TRONG VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

0
tài liệu thuyết minh

ÓC EO – BA THÊ TRONG VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Miền Bắc nước ta có nền văn hóa Đông Sơn, đến văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa ở Nam Trung Bộ. Còn đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã hình thành, phát triển nền văn hóa Óc Eo, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam.

Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên. Căn cứ vào thư tịch cổ của Trung Quốc, bia ký và những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học có thể khôi phục lại diện mạo của nước Phù Nam như: phổ hệ các vua Phù Nam, kinh tế, văn hóa xã hội, phạm vi lãnh thổ, những quan hệ giữa Phù Nam với thế giới, cũng như những nguyên nhân tàn lụi của vương quốc Phù Nam.

Trong nền văn hóa Óc Eo có những khu di tích. Trong đó nổi bật và to lớn nhất là khu di tích Óc Eo – Ba Thê thuộc tỉnh An Giang. Với những di tích và hiện vật tìm được cho đến hiện nay, qua những cuộc khai quật khảo cổ, chứng tỏ Óc Eo – Ba Thê là cảng thị lớn nhất của vương quốc Phù Nam. Sau khi vương quốc Phù Nam tàn lụi, cư dân cổ ở đây vẫn tiếp tục cuộc sống cho đến thế kỷ XII – thời kỳ hậu Phù Nam .

Căn cứ vào những di tích và di vật tìm đựợc ở Óc Eo – Ba Thê, so với những di tích và di vật tìm được trong văn hóa Óc Eo cũng như những di tích và di vật khác tìm đựợc ngoài văn hóa Óc Eo nhưng thuộc vương quốc Phù Nam ở vùng đất thuộc Campuchia, Thái Lan, Malaysia…. Từ đó, có thể xác định được chính xác vị trí quan trọng của Óc Eo – Ba Thê, một tiểu quốc lớn, một cảng thị quan trọng trong vương quốc Phù Nam cũng như vị trí của Óc Eo – Ba Thê thời kỳ hậu Phù Nam

văn hóa óc eo

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM 

Phù Nam (Fou Nan, Funan) là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. 

Vị Trí :

 Nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn phía tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7000 lí, cách Lâm Ấp ở phía Tây Nam hơn 3000 lí. Thành cách biển 500 lí, có sông lớn rộng 10 lí từ Tây Bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lí, đất trũng ẩm thấp nhưng bằng phẳng rộng rãi.

Kinh Thành : 

Theo Tân Dường thư: “Phù Nam…có thành quách cung thất, vua  họ Cổ Long ở tại gác lầu trong thành và có lũy bằng cọc gỗ. Dùng lá tre để lợp nhà. Lúc vua đi ra ngoài thì cưỡi voi”. Còn theo Lương thư: “Vua nước đó khi đi lại đều cưỡi voi, các cung tần thị nữ cũng đều như vậy. Vua khi ngồi ngự thì co gối một bên, còn thõng gối bên trái xuống đất. Trước mặt vua trải vả trắng trên bày chậu vàng và lư hương” Ở Óc Eo đã tìm được 1 con dấu bằng thạch anh hình nón, ngồi kiểu vua Phù Nam. Chân trái xếp bằng. Chân phải chống xiên ra bên ngoài.

Kinh Tế : 

 Theo Tân Đường thư – Tân Đường thư :Phù Nam… Ruộng gieo cấy 1 năm thì hái gặt 3 năm. Nước sản xuất kim cương, giống như loại thạch anh màu tía, sinh ra ở đáy nước và trên tảng đá. Người lặn xuống dưới nước để lấy lên. Có thể khắc làm ngọc. Lấy sừng dê đen để nạm ngọc vào”  Theo Lương thư: “Nước Phù Nam…sản xuất vàng bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi,him công lông biếc, anh vũ năm sắc”

Văn Hóa Xã Hội: 

Theo Lương thư: “Phong tục dân nước Phù Nam xưa vốn ở truồng, bới xõa tóc, không may quần áo, tôn một người con gái lên làm vua hiệu là Liễu Diệp, tuổi trẻ khỏe mạnh như con trai. Phía Nam nước Phù Nam có người ngoài biên ải, có người đàn ông thờ quỷ thần tên là Hổn Điền nằm mộng thấy thần ban cho cây cung, theo thuyền buôn ra biển.

Buổi sáng Hổn Điền thức dậy liền đến miếu và tìm được cây cung dưới góc cây thần và theo như trong mộng, cõi thuyền ra biển rồi đến ấp ngoại của nước Phù Nam. Người của Liễu Diệp đông, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ, Hổn Diền liền giương cung bắn vào thuyền của họ, tên xuyên qua một bên mạn thuyền phóng đến những kẻ theo hầu. Liễu Diệp rất sợ hãi, đem dân chúng hàng Hỗn Điền. Hỗn Điền liền dạy cho Liễu Diệp khoét vải luồn qua đầu, thân hình không còn trần truồng nữa, rồi cai trị nước Phù Nam, lấy Liễu Diệp làm vợ, sinh con trai, phân cho làm vương 7 ấp…

Trong nước xây dựng dinh thự, lâu đài, một triều đình ăn chơi, sáng, trưa, chiều ba bốn lần tiếp khách. Dân trong nước dùng chuối, mía, rùa, chim làm lễ vật…Người nước đó ở trần, chỉ có phụ nữ mặc áo chui đầu…

Nay người dân nước đó đều đen đủi, xấu xí, tóc búi, nơi ở không đào giếng, khoảng mười nhà chung nhau một cái ao để múc nước. Phong tục thờ thiên thần. Dùng đồ đồng đúc tượng thiên thần, tượng 2 mặt 4 tay, tượng 4 mặt 8 tay. Các tay đều cầm đứa bé, hoặc chim, thú, hoặc hình Mặt Trời, Mặt Trăng. Vua nước đó khi đi lại đều cưỡi voi, các cung tần thị nữ cũng đều như vậy. Phong tục xứ đó, khi để tang thì cắt tóc, cạo râu.

Đối với người chết có 4 cách tống táng: thủy táng tức ném thi hài xuống dòng sông. Hỏa táng tức thiêu xác ra tro. Thổ táng tức chôn xuống đất. Điểu táng tức bỏ xác ngoài đồng (cho chim ăn). Người tính tham lam, không có lễ nghĩa, con trai con gái tự do phóng túng theo nhau không cần
lễ nghi”

Theo Tân Đừờng thư: “Phù Nam… Dùng lá tre để lợp nhà. Lúc vua ra ngoài thì cưỡi voi. Người nước đó da đen, bới tóc, đi chân đất. Phong tục, không có trộm cướp…
Người bản xứ thích chọi gà, đấu lợn, dùng vàng, châu ngọc,hương liệu để nộp thuế. (Vua) cai trị ở thành Đặc Mục, bỗng chốc bị Chân Lạp xâm chiếm, lại càng di chuyển sâu về phía Nam đến thành Na Phật Na .

Ở Phù Nam, Shiva là vị thần tối cao đựợc thờ trong Ấn Độ giáo, kế đến là thần Vishnu và Đức Phật. Tuy nhiên dần dà về sau, Đức Phật cũng bị thay thế bằng thần Shiva .

Từ cuối thế kỷ VI, Phù Nam bị suy yếu dần và bị Châm Lạp, một thuộc quốc tấn công rồi xâm chiếm. Sau khi rút về phía Nam, giữ thành Na Phất Na và cầm cự một thời gian, đến đầu thế kỷ VII thì chấm dứt sự tồn tại của nước Phù Nam.

tài liệu thuyết minh

ÓC EO -BA THÊ 

Vị Trí Của óc Eo – Ba Thê 

Vị trí của óc Eo- Ba Thê trong vương quốc Phù Nam 

Một số học giả tin rằng Angkor Borei (có vĩ độ 100
59‟19.61 và kinh độ 104058‟38.16”, cách Gò Cây Thị thuộc thị trấn Óc Eo – An Giang 86,26km, cách biên giới Việt Nam 11,22km, cách Thị xã Châu Đốc 35,13km, cách thành phố Long Xuyên 83,54km về phía Bắc và cách bờ biển 85,49km – nay là thị trấn Angkor Borei, thuộc huyện Angkor Borei, tỉnh Takeo) là thủ đô của Phù Nam .

tài liệu thuyết minh

Vị trí của óc Eo-Ba Thê trong hậu Phù Nam 

Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ vào đầu thế kỷ VII, cư dân cổ ở Nam Bộ vẫn tiếp tục cuộc sống cho đến thế kỷ XII mà nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam gọi là thời kỳ hậu Óc Eo hay hậu Phù Nam. Về danh nghĩa, Nam Bộ thời kỳ này bị đặt dưới quyền kiểm soát của Chân Lạp. Nhưng do có nhiều khó khăn, việc cai trị xứ Chân Lạp vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam .

Trong hậu Phù Nam còn có những di tích và di vật ở những nơi khác như : đền thần Mặt Trời Surya Bà Chúa Xứ, đền thần Vishnu Gò Tháp với 2 tượng thần Vishnu bằng đá, có niên đại thế kỷ VI – VII và VII – VIII , đền thần Shiva Gò Minh Sư ở khu vực Gò Tháp có giếng thần trước đền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; đền thần Mặt Trời Gò Năm Tước, đền thần Shiva Gò Đồn.

Với nhiều hiện vật tìm được như linga, yoni, thần giữ cửa – Dravapala, mi cửa, máng nước thiêng somasutra, tháp Phật giáo Gò Xoài với hiện vật bằng vàng như Pháp Thân kệ có niên đại vào khoảng thế kỷ VIII-IX , có những bông sen vàng, 8 lá vàng chạm hình voi ở khu vực Bình Tả, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; khu đền Gò Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang với giai đoạn đầu đền thần Vishnu, có giếng thần như ở Gò Đồn (Long An), ở An Lợi (An Gang)

tài liệu thuyết minh

So sánh Óc Eo – Ba Thê với những khu vực khác giai đoạn hậu Phù Nam ở Nam Bộ thì khu vực Óc Eo – Ba Thê vẫn là khu vực rộng lớn nhất, nhiều di tích và di vật nhất và cũng là khu vực giàu có nhất trong toàn khu vực.

Điều đáng tiếc cho Óc Eo – Ba Thê là ở đây không có tháp gạch cao của thần Shiva, thuộc thời kỳ muộn, như tháp Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) , tháp Bình Thạnh (Tây Ninh) – qua khai quật đã nhận ra khu tháp Bình Thạnh, ít nhất có hai giai đoạn sớm muộn khác nhau: nền móng thấp, có giếng thần là giai đoạn sớm (thế kỷ VII – VIII) thần Vishnu và Shiva và tháp còn thấy hiện nay là giai đoạn muộn (thế kỷ IX – X), tháp thần Shiva.

Sau hàng ngàn năm bị hoang phế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ngày nay dấu tích của văn hóa Óc Eo chỉ còn là những phế tích và mảnh vụn của nghệ thuật, kỹ thuật chế tạo sản phẩm phục vụ đời sống xã hội.

Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích – di vật văn hóa Óc Eo sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình khai phá, mở mang và phát triển vùng đất Nam Bộ một cách xác thực nhất, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ngày nay của Nam Bộ.

Tài Liệu về Văn Hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam : Tải Tại Đây 
Xem thêm nhiều bài thuyết minh khác tại : huongdanviendulich.org

 

Chợ Việt trong du lịch

1
Chợ Việt trong du lịch 05

Tài liệu về chợ Việt được chia sẻ ở cuối bài viết. Một tài liệu khá bổ ích và hấp dẫn cho những hướng dẫn viên du lịch chưa có. Bài viết dưới đây sẽ sơ lược 1 chút nào đó về văn hóa chợ của người Việt.

Chợ – nét văn hóa đặc thù của người Việt

Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào. Có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

Việc đi chợ Việt Nam ngoài việc thoả mãn sở thích mua sắm còn là để tìm hiểu bản sắc văn hoá mỗi vùng miền. Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.

Chợ Việt trong du lịch 01
Chợ Kỳ Lừa (lạng Sơn)

Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại. Như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.

Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp.

Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà… được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá…

Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành.

Chợ Việt trong du lịch 02
Chợ Lớn ( Sài Gòn)

Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển, du khách sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ… Chợ miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”. Là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên. Là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn…

Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa… Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe. Chợ trên sông bồng bềnh cánh võng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng…

Vâng, đi chợ, có khi du khách sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe những câu truyện lục bát của cụ Ðồ Chiểu, Nguyễn Du… lẫn các nghệ sĩ dân gian… Rồi những cuộc biểu diễn vội vã với những bài võ, trò xiếc, tấu hài… Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như các “nhà tiên tri” ấy đã nói…!

Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.

Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Hàn ở Ðà Nẵng, chợ Buôn Mê ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Ðầm ở Nha Trang; chợ Ðông Ba ở Huế… cứ như thế “kẻ tám lạng người nửa cân”, không đi, không đến, không bao giờ hiểu được.

Có thể vì nhiều lẽ mà chợ Việt Nam có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt. Không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người nước ngoài. Và còn là kỷ niệm khó quên của những người xa quê hương.

Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đã nói lên nỗi mong ước duy nhất của mình: khi trở về Việt Nam là để được đi chợ.

Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đã nói về “chợ Việt”: Ðó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu. Như sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở.

Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.

Chợ quê

Ở nông thôn Việt Nam, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ của làng nào, xã nào thì gọi theo tên của làng ấy, nói nôm na đó là loại chợ quê.

Chợ Việt trong du lịch 03

Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm.

Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nào đó. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám mỗi tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người. Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ còn có nhiều mặt hàng công nghiệp, hàng đắt tiền.

Ở chợ hôm, người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những thứ cần thiết như hoa quả, dầu, muối, rau, tôm cá, trứng,… và thường nhóm họp vào buổi chiều nên còn gọi là chợ chiều.

Chợ vùng cao

Vùng cao thường là nơi sinh sống của những dân tộc ít người. Phiên chợ ở đây ngoài mục đích mua bán hàng hoá, còn là một ngày hội văn hoá rất đặc sắc.

Chợ Việt trong du lịch 04

Người đi chợ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, leo dốc, lội suối cả ngày, có khi mấy ngày. Họ đến chợ từ chiều hôm trước để thổi khèn, thổi sáo, hát múa, vui chơi tới tối có khi thâu đêm. Người lớn gặp gỡ bạn xưa, trai gái thì tìm hiểu và kết bạn…

Chợ nổi

Chợ nổi là nét sinh hoạt độc đáo của vùng châu thổ sông Cửu Long. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm, hàng nghìn chiếc ghe, xuồng của dân miệt vườn miền Tây Nam bộ về đây tụ tập mua bán.

Chợ Việt trong du lịch 05

Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe nào cũng xếp đầy hàng hoá nông sản. Các loại trái cây theo mùa như: chôm chôm, xoài, cam, quít, bưởi, măng cụt, sầu riêng… các đặc sản của vùng sông nước kênh rạch như: cá đồng, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng…

Ở đây mọi sự mua bán chỉ diễn ra trên ghe, thuyền. Các loại dịch vụ, ăn uống cũng diễn ra ngay trên những chiếc ghe, xuồng.

Các chợ nổi lớn của miền Tây như các chợ nổi Phụng Hiệp, Phong Ðiền (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)… Phần lớn các loại nông sản, trái cây ở đây được bán sỉ cho những thương nhân. Rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và các địa phương miền Bắc.

Chợ hoa xuân

Chợ Tết, chợ hoa xuân, hội hoa xuân là những sinh hoạt đặc thù tạo nên không khí vui vẻ nhộn nhịp, đô hội những ngày Tết cổ truyền. Chợ tết, chợ hoa xuân thường hiện diện trong đời sống tinh thần ngày xuân vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Khi mọi nhà đã hoàn tất công việc mua sắm, sửa soạn để chuẩn bị đón xuân: cũng là lúc hội hoa xuân tưng bừng góp mặt.

Ðiều dễ nhận thấy ở hội hoa xuân là sự hội tụ những tinh hoa tài nghệ của những nghệ nhân “chơi cảnh”. Cây, hoa, đá cảnh: không biết từ bao giờ, đã là thú chơi tao nhã của những người dân. Và hình như truyền thống văn hoá này còn gợi lên cái cốt cách lãng mạn của các chủ nhân vùng đất xanh tươi, trù phú và thơ mộng.

Sự tinh lọc, quá trình đúc kết, niềm say mê và sự hoàn thiện theo thời gian đã hình thành nên những địa danh cây cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nhật Tân, Đăm (Hà Nội), Thủ Ðức, Hoóc Môn (TP HCM) với các loài mai cổ thụ, mai ghép; Cái Mơn (Bến Tre); Cái Bè (Tiền Giang), An Bình (Vĩnh Long), Sa Ðéc (Ðồng Tháp) có nghệ thuật uốn ghép, bonsai, cảnh trung, cảnh cổ thụ; Bình Quới (TP HCM), Ðà Lạt độc đáo với các loại lan rừng quí hiếm, lan lai, lan ghép; nghệ nhân thành phố biển Nha Trang độc quyền về nghệ thuật cảnh đá tự nhiên, cây khô; vùng Tân Bình, Bình Thạnh (TP HCM) tập trung nghệ nhân cảnh non bộ.

Ðến hẹn lại lên, cứ mỗi độ xuân về, ở cái thời khắc mà mọi người, mọi nhà chuẩn bị tống tiễn năm cũ, đón năm mới: các nghệ nhân với hành trang là những chậu cảnh, những tác phẩm nghệ thuật từ thiên nhiên lại hẹn hò hội ngộ nơi Hội hoa xuân, để góp phần tô điểm thêm hương sắc mùa xuân cho đời và đem lại cho mọi người những niềm vui trong chuyến du xuân đầu năm.

Ngày xưa, hội hoa xuân thường chỉ diễn ra trong vòng thời gian một tuần (từ 30 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng). Ðịa điểm tổ chức hội hoa xuân là công viên, vườn hoa ở các thị xã, thành phố và ở đình làng nơi những miệt quê. Thật là hiếm tỉnh nào ngày tết mà lại vắng bóng hội hoa xuân.

Song ghi dấu ấn đậm nét nhất tại phương Nam là hội hoa xuân Sài Gòn. Trước kia được tổ chức ở Thảo Cầm Viên và từ năm 1981 dời về vườn hoa Tao Ðàn. Nơi đây những ngày tết qui tụ đủ mặt những nghệ nhân chơi cây cảnh nổi tiếng của Nam Bộ từ Long An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sa Ðéc, Ðà Lạt, Biên Hoà, Bến Tre, Vĩnh Long đến tận Nha Trang.

Những năm gần đây, hội hoa xuân còn vinh dự đón nhận sự góp mặt của những nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng xứ Bắc Hà. Những nghệ nhân nước ngoài cũng đã chú ý đến hội hoa xuân Nam bộ: nghệ nhân Thái Lan, Ðài Loan, tham dự với những tác phẩm phong lan quí hiếm, các bạn Nhật Bản với bonsai và nghệ thuật cắm hoa.

Trong khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây sao, cây dầu cổ thụ; những tác phẩm dự hội hoa xuân được sắp xếp rất khoa học theo từng chủ đề đặc trưng để phục vụ khách tham quan. Nổi bật và cuốn hút đông đảo du khách là gian hàng trưng bày mai cảnh loài hoa được coi là biểu tượng của người dân phương Nam.

Nhiều chậu mai đẹp và độc đáo tới mức khó tìm thấy một bản sao. Hầu hết những gốc mai cảnh thường có tuổi đời rất cao, nhiều gốc tới 70-80 năm. Mỗi gốc một vẻ thể hiện nét cầu kỳ, tinh xảo và đa dạng khi uốn ghép. Có những cây được uốn theo các thế, có những gốc lại được ghép thành nhiều tâng, nhiều tán.

Ðiều đặc biệt hấp dẫn: những bông mai khoe sắc ở mỗi gốc không chỉ là loại mai vàng truyền thống năm cánh va còn đan sen những bông mai 9, 10, 12, 24, 32 và thậm chí tới 48 cánh. Màu sắc của những bông mai cũng không chỉ có màu vàng mà còn có cả những bông mai màu xanh, đỏ, kem và màu cam trên cùng một thân cây. Vào những ngày đầu năm mới, khi những chậu mai đồng loạt khoe sắc: thật khó tưởng tượng những tác phẩm của thiên nhiên lại tuyệt mỹ đến vậy!

Cùng với mai cảnh, thuộc nhóm này còn có các loại: cảnh trung và bonsai mà chất liệu cấu trúc phong phú hơn. Từ những gốc si, bồ đề, me, mai vàng, mai chiếu thuỷ, cùm rụm, sương rồng… chúng được hãm trong những chậu nhỏ tạo dựng lại sự hùng vĩ của thiên nhiên theo những thế “nghing sơn”, “chiếu thuỷ”, “thăng thiên”, “yểm địa”, “suy phong”, “chân nôm”, “siêu phong”…

Nhóm cảnh non bộ: qui tụ nhiều nghệ nhân với rất đông hiện vật theo 3 thể loại: “Non bộ lớn”, “Non bộ trung”, “Non bộ nhỏ”. Từ những hòn đá trong thiên nhiên và vật liệu kết dính, bằng bàn tay tài hoa, trí tưởng tưởng đa dạng và một tâm hồn lãng mạn, những nghệ nhân đã sáng tạo ra vô số những ngọn núi theo những chủ để ước lệ của thẩm mỹ.

Ở nhóm hoa tươi, sự sinh động không chỉ bởi những công chúng tham quan mà còn bởi sự phong phú, rực rỡ của các loài hoa.

Những giỏ phong lan gây sự chú ý đặc biệt: nghệ nhân Ðà Lạt, Ðồng Nai giới thiệu những loại lan rừng hiếm và đẹp như tuyết mai, long tu, ý thảo, giả hạnh, hoả hoàng, hải yến mà đời thường ít khi bắt gặp. Nghệ nhân Thái Lan, Ðài Loan và Bình Quới, An Phú (TP HCM) trung thành với sản phẩm truyền thống: lan lai, lan ghép thật quý. Loại lan này không rực rỡ khoe sắc và có phần hơi đằm, nhưng quả thật chúng đẹp và rất bền.

Cùng với phong lan, những bông hồng nhung, hồng vàng, những chậu xương rồng, bát tiên, tuy líp cũng có phần hãnh diện khi đón nhận tiếng trầm trồ nơi du khách. Lớp người cao niên thường thưởng thức rất kỹ những tác phẩm tự nhiên: đá và cây khô. Nơi rừng sâu núi thẳm chúng chỉ là những vật vô tri vô giác, song dưới cái nhìn của những nghệ nhân: những hòn đá, những gốc cây khô lại trở nên có hồn và trở thành tác phẩm nghệ thuật.

Nét sôi động, sự ngộ nghĩnh… ở hội hoa xuân có lẽ phải kể đến sự góp mặt của những lồng chim và những chậu cá cảnh. Suốt ngày đêm, nơi này liên tục cất lên những âm thanh quyến rũ của các loài chim hót: hoạ mi, thanh tước, hồng tước, bạch yến, hoàng yến, thanh yến, chích choè lửa, chích choè than, khiếu, chóp mào, sơn ca, vành khuyên… ngay cả ngôi nhà của chúng; kiểu dáng, sự trau chuốt, nét cầu kỳ cũng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.

Ở hội hoa xuân các nghệ nhân còn giới thiệu một số loài chim biết nói, đặc biệt có những con nói được cả 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Hoa như sáo, két, nhồng, cà cưỡng. Thú vị và gay cấn hơn là những màn đá chim: có 2 loài chim cảnh biết “thượng đài” là chích choè lửa và hoạ mi. Rèn luyện cho chúng biết đá hiện vẫn đang là bí quyết của một số ít người. Những trận đá chim không chỉ là những trận thư hùng mà còn là những màn biểu diễn điêu luyện cuốn hút.

Góp phần đáng kể cho sự hấp dẫn và tồn tại một nét đẹp văn hoá – hội hoa xuân có lẽ không thể quên sự đóng góp của các hoạt động văn hoá nghệ thuật: múa rối, múa lân, thi cắm hoa, trưng mâm ngũ quả và cả một số trò chơi phong phú.

Chợ Âm Dương

Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch).

Những huyền thoại về chợ Âm Dương

Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường. Do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng.

Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.

Với người dân nơi đây, chợ Âm Dương cũng chẳng khác một lễ hội cầu mùa ở các địa phương khác. Bởi nó mang đậm nét văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc và đã tồn tại cách đây gần ngàn năm. Vào dịp đầu Xuân năm nào cũng vậy. Mọi người đến hội chợ chỉ cốt được cầu may. Những điều rủi ro, phiền muộn sẽ được xóa tan khi vào đêm hội chợ. Có như thế việc làm ăn, mùa vụ năm đó mới thuận lợi, được mùa bội thu.

Người xưa đi chợ Âm Dương

Bây giờ, cũng không ai còn nhớ phiên chợ Âm Dương đầu tiên bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng ngày xưa, làng Ó còn nghèo lắm. Thiếu ăn, thiếu mặc nên con cháu phải kéo nhau đi làm thuê ở những tỉnh xa. Dẫu có đi nơi đâu, nhưng nhớ ngày hội chợ Âm Dương, họ lại rủ nhau về dự đêm hội chợ và để có cơ may gặp lại người đã mất.

Họ tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm nay sẽ có cả hương hồn của ông cha. Người thân hiện về để tìm gặp lại gia đình, bạn bè. Để an ủi, động viên nhau xua tan nỗi buồn, nhớ tiếc người thân đã mất. Họ cùng ca những làn điệu dân ca quan họ của quê mình. Hát mãi, buồn hóa thành vui, nỗi tiếc nhớ hóa thành niềm hạnh phúc khi có thêm bạn bè làm trà, rượu, bạn tâm tình. Chợ tan khi đến canh ba. Trong sương sớm, khúc Giã bạn như làm các liền anh, liền chị thêm nghẹn lời, lưu luyến hẹn đến phiên chợ lần sau.

Cụ Nguyễn Văn Hỷ (85 tuổi), một trong những già làng ở làng Xuân Ổ, kể: Ngày xưa, cụ nghe rằng chợ bắt đầu họp vào lúc chập tối. Mỗi dịp lễ hội làng đều có đến 2 sào đất ruộng làm bãi chợ bán gà đen đủ loại to, nhỏ. Nhiều gà lắm nhưng cũng không ai biết mỗi phiên chợ tiêu thụ khoảng bao nhiêu con gà. Bởi chợ bán nhiều gà đen. Nên người ta gọi là chợ Gà Đen và tên làng Ó cũng có từ thuở ấy. Người bán có thể là người làng, cũng có thể là người từ nơi khác đến. Điều đặc biệt là chỉ bán gà mái đen, mà không phải gà trống để cúng giỗ như nhiều nơi.

Chợ không có lều quán, không hàng lối. Người bán để gà trong lồng nhỏ, cũng có người ôm gà trên tay. Người mua chỉ sờ xem gà béo, gầy. Người bán không nói giá cả, người mua không mặc cả, trả bao nhiêu tiền cũng được. Mua gà xong, người ta mua thêm vàng mã, trầu cau, nến, hương đã được bó sẵn thành bó để về hóa gửi cho người cõi âm. Trong đêm, chỉ có bóng người lờ mờ qua lại và tiếng thì thào làm quen. Họ mời nhau khi tan chợ thì về ăn cơm và hát quan họ cùng gia đình để lấy may.

Người ta mua gà đen nhiều như vậy là để ngày 8 (tháng giêng) là đem vào hội đình làng dự Cỗ Kén (tức là cỗ chọn) giữa Lục Giáp (6 Giáp – các đơn vị dân cư của làng) bằng cách chọn những con gà làm đẹp, xôi ngon. Những mâm xôi này là phải do các trai tráng trong làng quây cót giã gạo nếp trước hàng tháng trời. Bản thân họ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, vóc dáng khỏe mạnh (đã ăn ở thanh tịnh 2 tuần lễ).

Mỗi Giáp sẽ làm 2 lễ, 6 Giáp có 12 lễ, trong đó Ban Tổ chức là những người già làng sẽ chọn 3 lễ đẹp nhất, ngon nhất để dâng lên 3 bàn thờ chính là Chính, Tả, Hữu của đình. Còn lại các cỗ khác sẽ đặt xung quanh và ở các bệ thờ phụ. Những cỗ được giải nhất, nhì, ba sẽ được thưởng mỗi lễ một miếng trầu, cau têm cánh phượng. Tuy công sức bỏ ra làm mâm cỗ tốn bao công phu, vất vả nhưng nếu được chọn là Cỗ Kén thì người dân ở Giáp ấy tin rằng cả năm được may mắn, làm ăn phát đạt.

Song, cái may mắn trọn vẹn lại là khâu cuối cùng. Trước khi mời được bạn bè về gia đình tụ họp và hát quan họ, chủ nhà và khách cùng đem vàng mã hóa để tưởng nhớ dòng họ, tổ tiên và nhớ đến người đã mất cho cả gia đình của chủ và khách.

Điều quan trọng hơn nữa là mỗi gia đình đã làm sẵn 4 đến 5 mâm cỗ để đãi khách. Cỗ được chuẩn bị từ sáng mồng 4, chiều tối là các mâm cỗ đã phải chuẩn bị xong. Khách đến ăn thì ít, mà hát quan họ lại say sưa khiến giây phút giã bạn bao giờ cũng lưu luyến, không muốn chia tay. Người ta không để ý đến mâm cỗ đầy hay vơi mà nhà nào càng mời được nhiều khách về nhà, năm đó may mắn và lộc đến càng nhiều.

Chợ Âm Dương hôm nay

Gần một thế kỷ qua, thời gian đã cuốn theo biết bao đổi thay đến vùng đất Kinh Bắc này. Ngay cả dòng sông Tiêu Tương êm ả chảy qua làng xưa giờ đã được bồi đắp. Ở đó nhiều nhà mới xây mọc lên, đến cái tên làng Ó cũng ít người biết đến để nói rằng làng quê này đã đổi mới, trẻ hóa và tươi mới như mùa xuân về làng. Nơi bán gà đen giờ đã là những ruộng rau xanh non. Dù vậy, cứ mỗi độ xuân về, người làng Xuân Ổ, thanh niên, trai gái đến cả người già, con trẻ lại xúng xính trong những bộ quần áo tứ thân, khăn xếp đẹp nhất, náo nức đón chờ đêm hội chợ.

Chợ Âm Dương bây giờ tuy vẫn không có lều quán, không đèn nến, vẫn tiếng thì thào trong đêm nhưng trong chợ đã có bán đủ thứ hàng vải vóc, khăn quàng cổ, khăn tay, bít tất, cặp tóc, hoa quả và vẫn có đủ đồ cúng tế cho người âm… Con cháu đến chợ đã không bắt buộc phải mua cho được gà đen. Mà gà mái thường, đẹp, cũng được đem bán. Các trai tráng trong làng không phải giã gạo thâu đêm mà gạo ngon đã được xay xát sẵn để dành từ vụ mùa. Duy chỉ có việc chuẩn bị cỗ đón khách là không thể thiếu.

Cái vẻ huyền bí của chợ xưa đã lan rộng đến cả những tỉnh xa tận trong Nam, ngoài Bắc. Khách thập phương cũng kéo nhau về dự đêm chợ Âm Dương để cầu được nhiều lộc may mắn, được bày tỏ nỗi nhớ quê hương hay nỗi niềm đam mê quan họ của mình. Đi chợ, đám thanh niên còn muốn tìm nơi bán đồ của con gái làng bên mà mình thích để mua đồ. Tiếng thì thào trong đêm chợ ấy còn là tiếng làm quen, tiếng tỏ tình. Và khi được cô gái mời về nhà dự cỗ cùng gia đình, bạn bè mới là những thử thách ban đầu.

Ngôi miếu cổ vẫn linh thiêng và cây đa cổ thụ của làng vẫn còn đó xum xuê xòa bóng mát như để chứng kiến bao đổi thay của làng, của biết bao mối tình hò hẹn, đơm hoa kết trái của những đôi lứa yêu nhau từ phiên chợ đêm nay. Trong những làn điệu quan họ trữ tình sâu lắng cùng men rượu xuân mỗi lúc thêm nồng đượm, còn chứa đựng cả lời yêu đương, da diết mà chàng trai muốn nhắn gửi cho người mình yêu. Sau đêm chợ huyền thoại ấy, đã có rất nhiều chàng trai, cô gái nên duyên chồng vợ và những làn điệu dân ca quan họ còn ngân vang mãi…

Tài liệu về chợ Việt – các vùng miền: tải tại đây

(Rất cảm ơn một anh hướng dẫn viên du lịch đã chia sẻ tài liệu này trên facebook!)

Tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

0
Tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

BỘ TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM – VTOS

Có thể các anh chị hướng dẫn viên du lịch đã có nhiều người có bộ tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS). Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn giới thiệu lại cho những ai chưa tìm thấy trên google.

Tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

Và tùy theo từng lĩnh vực trong nghề du lịch anh chị hãy lưu lại để tham khảo và chúng tôi rất mong muốn với công việc mỗi người sẽ ngày càng tốt hơn, là những người có kỹ năng tốt nhất trong công việc của mình.

Danh mục các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

  1. Hướng dẫn viên du lịch: tải tại đây
  2. Thuyết minh du lịch: tải tại đây
  3. Phục vụ trên tàu thủy du lịch: tải tại đây
  4. Quản lý khách sạn: tải tại đây
  5. Chế biến món ăn: tải tại đây
  6. Phục vụ buồng: tải tại đây
  7. Vận hành lưu trú cơ sở nhỏ: tải tại đây
  8. Điều hành du lịch & đại lý lữ hành: tải tại đây
  9. Phục vụ nhà hàng: tải tại đây
  10. Lễ tân: tải tại đây

Trên đây là 10 tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn VTOS. Rất mong anh chị nào có thêm tài liệu liên quan tới ngành du lịch có thể chia sẻ thêm cho mọi người. Xin cám ơn anh chị rất nhiều!

P/s: Xắp tới đây chúng tôi sẽ cập nhật thêm phần tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch theo tiêu chuẩn Asian.

KHÓA HỌC

NỘI DUNG XEM NHIỀU

NEW

CAO ĐẲNG - TC - VB2