25 C
Sài Gòn
Thứ tư, Tháng tư 30, 2025
Trang chủ Blog Trang 10

Đồng Tháp Mười – Điểm du lịch sinh thái lý tưởng vào cuối năm

0

ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI LÝ TƯỞNG VÀO CUỐI NĂM

Đồng Tháp Mười – Điểm du lịch sinh thái lý tưởng vào cuối năm.

Ngày nay, các loại hình du lịch xanh hay du lịch đồng quê đang ngày càng trở nên hấp dẫn. Dẫn đến hình thức du lịch này đang ngày càng được chú trọng phát triển ở nhiều địa phương. Đồng Tháp từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa phì nhiêu, khí hậu lại trong lành mát mẻ. Đặc biệt ở đây có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn đưa du khách hòa mình vào thiên nhiên

Thời gian 

Thời điểm đẹp nhất đến xứ sen hồng này là vào dịp gần Tết Nguyên Đán. Thời khắc hoàn hảo để chiêm ngưỡng sắc màu rực rỡ của những vườn hoa Sa Đéc. Hoặc vào mùa nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch) để thưởng thức đặc sản, chiêm ngưỡng cảnh từng đàn cò kéo nhau về tổ khi chiều tà…

Phương tiện di chuyển 

Đồng Tháp cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 150km. Và có nhiều hãng xe khách uy tín và chất lượng chạy tuyến Hồ Chí Minh – Đồng Tháp như Phương Trang, Kim Cương, Quốc Hoàng, Phú Vĩnh Long,…

Ngoài ra, du khách cũng có thể chọn xe máy để chủ động di chuyển. Như thế sẽ thuận tiện cho việc tham quan, tìm hiểu theo lịch trình riêng của mình

Nơi lưu trú 

Giá nhà nghỉ, khách sạn Đồng Tháp khá bình dân. Một vài khách sạn được du khách ưa thích tại thành phố Cao Lãnh như Sông Trà, Hòa Bình, Mộng Yến, Bình Minh… và ở thành phố Sa Đéc như Bông Hồng, Sa Đéc, Phương Nam…

Ngoài ra, du khách cũng có thể mang lều, trại để thử cảm giác mới trong những khu rừng tràm. Tuy nhiên việc này khá mạo hiểm và cần phải đi theo nhóm.

Ẩm thực

Nem Lai Vung: một món ăn mà bất cứ du khách nào đến Đông Tháp cũng nên thưởng thức. Nem được làm từ thịt, bì heo và một số gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc lại trong các lớp lá chuối xanh mướt. Có những bí quyết riêng làm nên chiếc nem thơm ngon.  Thương hiệu ấy nổi tiếng đến mức dân gian truyền nhau câu ca dao:

“Lai Vung là xứ lạ lùng

Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.

Quýt hồng: loại đặc sản chỉ có ở huyện Lai Vung. Dù nơi khác cũng trồng nhưng chất lượng và mùi vị không bằng do đặc thù về thổ nhưỡng.

Cơm huyết rồng: được nấu từ gạo huyết rồng – một giống lúa được trồng ở vùng nước ngập sâu. Hạt lúa màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng sắt, kẽm, canxi. Hay được dùng làm bột dinh dưỡng cho mọi người trong gia đình. Cơm được nấu từ loại gạo này có mùi thơm ngậy càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi.

Món ngon Đồng Tháp

Cá lóc nướng lá sen non: khó ai mà quên được vị chan chát của lá sen non khi ăn cùng với cá lóc nướng. Nước chấm làm mắm me vừa chua, vừa ngọt, vừa có chút cay càng làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Món được bán nhiệu tại các điểm du lịch Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Đồng Sen…

Chuột đồng: được đánh giá là món ăn độc đáo của miền Tây vào mùa nước nổi, mùa gặt lúa… Chuột được chế biến thành các món như chuột nướng, chuột quay lu, chuột xào rau răm. Nghe đến chuột đa phần du khách đã cảm thấy sợ. Nhưng với mùi vị thơm ngon của món ăn đã khiến khá nhiều người khó cưỡng lại.

Lẩu cá linh bông điên điển: một trong những món ăn đặc trưng mùa nước nổi. Bông điên điển có hương vị rất đặc biệt. Có độ giòn thơm, bùi, béo thường dùng để ăn lẩu, nấu canh chua, làm gỏi… Cá linh hầu như chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Cá linh ngon nhất vào đầu mùa. Khi đó cá còn non, to bằng ngón tay út, có màu trắng bạc lấp lánh nên thịt ngọt, béo. Vị độc đáo của món này là vị ngọt của cá, vị chua chua, thơm giòn của bông điên điển. Lẩu cá linh có thể ăn kèm với bún tươi hoặc cơm nóng, nước mắm pha ớt để chấm cá.

Điểm tham quan

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc. Ngôi nhà được xây dựng năm 1895 này đặc trưng bởi sự kết hợp giữa lối kiến trúc Đông Tây. Bên ngoài được trang trí theo kiểu Trung Hoa. Bên trong có 3 gian theo truyền thống nhà người Việt với các cánh cửa gỗ được chạm khắc công phu. Ngôi nhà còn nổi tiếng bởi là bối cảnh chính của phim Người tình của đạo diễn Jane March. Một chuyện tình lãng mạn không biên giới giữa ông Huỳnh Thủy Lê với nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras.

Chùa Kiến An Cung nằm tại trung tâm thành phố Sa Đéc. Chùa được một nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) xây dựng năm 1924. Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế: ngày 22/2 và ngày 22/8 âm lịch. Mỗi 3 năm lập đàn cúng cầu siêu cho dân chúng quá vãng và cầu cho quốc thái dân an.

Chùa Phước Kiển (Chùa Lá Sen) tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Châu Thành. Chùa trồng một loại sen có lá khổng lồ với đường kính từ 1,5 đến 2 m. Dày, gân lá to, mép cao đến 4-5 cm làm lá giống như một cái nia trông lạ mắt. Đặc biệt lá có thể chịu được sức nặng của một người lớn đến 70kg.

Về Đồng Tháp đến thành phố Cao Lãnh bạn có thể ghé Lăng Cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ kính yêu. Khu di tích gồm 2 phần chính: nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Đây là công trình ghi ơn người có công sinh thành ra chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng năm vào ngày 27/10 âm lịch, người dân và du khách tụ hội về. Tổ chức lễ giỗ cụ Phó Bảng trong không khí trang nghiêm như một lễ hội lớn của địa phương. 

Đến Khu di tích Xẻo Quýt (huyện Cao Lãnh, vốn là căn cứ Tỉnh ủy Kiến Phong, nay là Đồng Tháp), bạn được trải nghiệm trên xuồng ba lá xuyên qua rừng tràm, bãi gù, tham gia công sự, hầm bí mật, nơi làm việc của Tỉnh ủy thời kháng chiến còn lưu lại.

Đi vào Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, bạn đi xuồng vào vườn chim nhiều chủng loại như: cò, cò ốc, cồng cộc… Du khách đến với Gáo Giồng sẽ cảm nhận được sự thanh bình và thích thú khi lênh đênh trên xuồng ba lá đi qua các kênh rạch, chạy xe đạp trong rừng tràm, nghỉ mát tại chòi lá và thưởng thức các loại đặc sản mùa nước nổi.
Vường quốc gia Tràm Chim

Đừng bỏ lỡ dịp vào Vườn quốc gia Tràm Chim nhìn Sếu đầu đỏ và hàng trăm động – thực vật ở đây. Đặc biệt ngắm cánh đồng hoa “vàng đầu ấn” khi mùa nước xuống, di chuyển bằng những chiếc “tắc ráng” – phương tiện đi lại trên kênh rạch Nam Bộ rồi ngắm nhìn hoàng hôn với những đàn chim bay lượn. Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới.

Đồng Sen Tháp Mười: vừa được khai thác khoảng 4 năm. Đây là điểm đến thu hút được khá đông khách thập phương đến tham quan. Đồng Sen nằm ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, cách thành phố Cao Lãnh 40 km. Du khách tới đây có dịp tận hưởng bầu không khí vô cùng êm dịu, được thử mình trong trang phục áo bà ba, nón lá đậm chất thôn quê. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn làm từ sen như: chè sen, xôi sen, gỏi gà ngó sen, cá lóc nướng lá sen,…

Khu di tích Gò Tháp với diện tích bảo tồn khoảng 300 ha tại huyện Tháp Mười. Khu di tích gồm các cụm chính: Gò Tháp Mười, Gò Minh Sư, Gò Bà Chúa Xứ, Miếu Hoàng Cô, Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, hố thám sát,… Hằng năm, tại di tích Gò Tháp tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Bà Chúa Xứ – ngày 15 tháng 3 âm lịch và 2 vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Võ Duy Dương, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều – ngày 15 tháng 11 âm lịch. Nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian được tổ chức sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và du khách thập phương.

Ở cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà – Tân Hồng, nơi giao thương với nước bạn Campuchia, bạn nghe rộn ràng tiếng máy gặt liên hợp kéo lúa. Đến Hồng Ngự bạn lại ngắm nhìn làng cá bè trên sông. Đến với Làng hoa Sa Đéc xem người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa, thưởng thức hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng tôm Sa Giang, bột gạo lức Bích Chi nổi tiếng trong vùng.

Trước khi rời Đồng Tháp, bạn có thể ghé qua các vườn nhãn Châu Thành với những trái chín trĩu cành, thưởng thức tại chỗ với hương vị ngọt ngào khó quên.

Quà mang về

Bánh phồng tôm Sa Giang, trà Nhị Sen, nem Lai Vung, quýt hồng, xoài Cát Hòa Lộc…..là những món quà gọn nhẹ và đặc trưng cho Đồng Tháp mà du khách có thể mua về để biếu hoặc tặng cho gia đình và bạn bè.

Sưu tầm

 

Học nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại tp HCM

0
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

HỌC NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TP HCM. CHƯƠNG TRÌNH HỌC THEO LUẬT DU LỊCH 2017

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch theo Luật du lịch 2017

 Luật Du lịch 2017 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Luật Du lịch gồm 9 Chương 78 Điều, trong đó hướng dẫn viên du lịch là một nội dung quan trọng

  1. Có thẻ hướng dẫn viên du lịch.
  2. Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa .
  3. Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Học nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Tp HCM. Luật du lịch 2017

Nội dung đào tạo :

Kiến thức cơ sở (60 tiết), bao gồm: 

  • Địa lý Việt Nam (10 tiết)
  • Lịch sử Việt Nam (20 tiết)
  • Văn hóa Việt Nam (20 tiết)
  • Hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch (10 tiết)

Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ (100 tiết), bao gồm:

  • Tổng quan du lịch (20 tiết)
  • Tuyến, điểm du lịch Việt Nam (10 tiết)
  • Tâm lý du khách (10 tiết)
  • Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch (10 tiết)
  • Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn (30 tiết)
  • Y tế du lịch (10 tiết)
  • Kỹ năng hoạt náo trong hướng dẫn du lịch (10 tiết)

Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn (30 tiết)

Thực tế nghề nghiệp cuối khóa (20 tiết).

HỌC PHÍ ÔN VÀ THI: 1,500,000/HV 

THỜI GIAN : theo quy định 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC : 

  1. Bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên photo công chứng 
  2. CMND photo
  3. 3 hình 3*4 

ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ VÀ HỌC 

Tổ chức học và thi Online

THỜI HẠN THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA

Luật Du lịch 2017 quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm, thời hạn sử dụng dài hơn so với quy định của Luật Du lịch 2005 (3 năm). Khi hết hạn, hướng dẫn viên được đổi thẻ nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

SAU KHI HOÀN THÀNH XONG KHÓA HỌC,HỌC VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VU HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH VÀ CÓ GIÁ TRỊ XIN CẤP, ĐỔI THẺ HÀNH NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH THEO LUẬT DU LỊCH MỚI NHẤT

Đăng Ký Online

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ : 0979868657 

Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

0
KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, vì thế triển vọng của nghề hướng dẫn viên du lịch là vô cùng tiềm năng. Nên nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch ngoài yêu cầu về số lượng thì chất lượng là một trong những yếu tố được đặc biệt chú ý .

Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Những thay đổi trong luật du lịch 2017

Ai có thể tham gia lớp nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế :

Người tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành khác du lịch

Nội dung chương trình học : dựa trên dự thảo thông tư Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch

Kiến thức cơ sở (70 tiết) bao gồm:

 Địa lý Việt Nam (10 tiết); lịch sử Việt Nam (20 tiết); văn hóa Việt Nam (20 tiết); lịch sử văn minh thế giới (10 tiết); hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch (10 tiết)

Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ (140 tiết), bao gồm:

Tổng quan du lịch (20 tiết); tuyến, điểm du lịch Việt Nam (10 tiết); tâm lý du khách (10 tiết); giao lưu văn hóa quốc tế (20 tiết); nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch quốc tế (10 tiết); kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn (30 tiết); y tế du lịch (10 tiết); kỹ năng hoạt náo trong hướng dẫn du lịch quốc tế (10 tiết); xuất nhập cảnh và lưu trú (5 tiết); lễ tân ngoại giao (15 tiết)

Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn (30 tiết)

Thực tế nghề nghiệp cuối khóa (30 tiết)

Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch được cấp cho những học viên sau:

  • Người đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và đạt kỳ kiểm tra do cơ sở đào tạo tổ chức .
  • Người có kết quả đạt trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo tổ chức.
  • Mẫu chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế theo quy định.

Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

  1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ.
  2. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài.
  3. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài.
  4. Có chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định .
  5. Có chứng chỉ sử dụng thành thạo ngoại ngữ do cơ sở đào tạo được lựa chọn theo quy định tại điều 14 của Thông tư quy định về luật 2018

Trên đây là nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi cập nhật khi thông tư này có hiệu lực. Các bạn học viên vui lòng cập nhật thường xuyên.

Sau khi thông tư có hiệu lực thì chương trình đào tạo du lịch sẽ được tiếp tục tiến hành. Vậy anh chị học viên có nhu cầu vui lòng đăng ký giữ chỗ vào form bên dưới. Cảm ơn!

Đăng Ký Online

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ : 0979868657 

 

Có nên học Cao đẳng Du lịch Hà Nội

0

LIỆU CÓ NÊN HỌC CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI?

Học Cao đẳng Du lịch Hà Nội – Trường Cao Đẳng Duyên Hải

Du lịch là một trong những ngành mang lại nguồn thu khổng lồ trong những năm gần đây. Với thế mạnh gồm các khu du lịch sinh thái tự nhiên, các khu di tích lịch sử văn hóa lâu đời… Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn có đam mê, yêu thích du lịch.

Học Đại học không phải là con đường duy nhất để bước vào đời

Đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường đi đến thành công chứ không phải là duy nhất. Mỗi một con người có một tố chất riêng. Hãy suy nghĩ thật kỹ về con đường mà mình sẽ chọn lựa khi chuẩn bị vào đời. Có cần phải vào Đại học bằng mọi giá? Lựa chọn hướng đi đúng sẽ quyết định kết quả phấn đấu của cả cuộc đời sau này. Việc lựa chọn con đường vào Đại học hay các trường Trung cấp, Cao đẳng… tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

Với nhiều bạn trẻ ngày nay, bằng cấp Đại học hay Cao đẳng, Trung cấp… không còn là cánh cửa đến với tương lai. Mà yếu tố quan trọng là kỹ năng làm việc, năng lực trong công việc và được tuyển dụng làm việc. Đây mới là “đích” chạm đến thành công của nhiều bạn trẻ.

Với khung chương trình đào tạo chuẩn của ngành Du lịch hệ Cao đẳng của Cao đẳng Duyên Hải, các bạn sẽ được đào tạo kỹ năng xây dựng, thiết kế và quản lý tour, các nghiệp vụ quản lý, các tổ chức các sự kiện du lịch, điều phối, phân công công việc và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến du lịch.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin làm việc tại các công ty, đại lý chuyên về nghiệp vụ Lữ hành.

Đối tượng, thời gian đào tạo:

Hệ 1,5 năm: Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp liên thông lên Cao đẳng

Hệ 3 năm: Học sinh tốt nghiệp THPT

Thời gian học: Học sinh, sinh viên đăng ký học vào các ngày trong tuần hoặc thứ 7, chủ nhật.

Đặc biệt: Kể từ 1/1/2018, Luật Du lịch 2017 có hiệu lực ban hành. Đồng nghĩa các bạn tốt nghiệp Cao đẳng với khả năng ngoại ngữ tốt là đủ điều kiện để xin cấp thẻ Hướng dẫn quốc tế.

Ổn định công việc ở tuổi 21

Chương trình đào tạo trường Cao đẳng Duyên Hải chỉ mất 2,5 năm để hoàn thành. Những bạn liên thông chỉ cần học 3 học kỳ đã tốt nghiệp Cao đẳng, có thể đi làm ngay hoặc liên thông lên Đại học.

Ở tuổi 21, sinh viên Cao đẳng có thể tự lập và ổn định công việc. Thời gian học rút ngắn cũng đồng nghĩa với chi phí học tập ít hơn. Ngoài ra, với tay nghề được đào tạo sát thực tế, sinh viên có thể vừa học vừa làm để trang trải học phí.

Với nhiều ưu điểm về thời gian, chi phí và cơ hội phát triển, chương trình đào tạo Cao đẳng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thực hiện ươc mơ nghề nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI

Hotline: 0902 76 76 63 (Ngọc Trâm)

 

Học Trung cấp, Cao đẳng Du lịch ở đâu tại Hà Nội

0
TUYẾN SINH CAO ĐẲNG DU LỊCH

HỌC TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG DU LỊCH Ở ĐÂU TẠI HÀ NỘI

Nên đổi cách nghĩ coi Đại học là con đường duy nhất để có tương lai tươi sáng đi rồi. Nhiều học sinh tốt nghiệp THPT chọn học Trung cấp, Cao đẳng để nhanh chóng có việc làm ổn định.

Lý do khiến ngành Du lịch hấp dẫn các bạn trẻ là bởi môi trường làm việc năng động, chứa đựng nhiều điều mới mẻ mỗi ngày. Cuộc sống và công việc của bạn chính là sự nối tiếp của những bất ngờ, những niềm vui khám phá và chinh phục. Theo học ngành du lịch, sau khi ra trường, tùy vào sở thích và sở trường của mình, bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên; một người quản lý và điều hành du lịch; nhân viên lễ tân; nhân viên phục vụ phòng, bếp, bar tại các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều công việc khác như: chăm sóc khách hàng; thiết kế chương trình du lịch; tổ chức hội nghị; giảng dạy tại các trường, cơ sở đào tạo du lịch…

Yếu tố bằng cấp không quyết định sự thành công của mỗi người, mà điều quan trọng là chọn được nghề đúng với sở trường, năng lực và khả năng hành nghề để phát huy trong công việc mình theo đuổi. Trong cơ cấu và chương trình đào tạo nghề hiện nay, thời gian đào tạo nghề ngắn hơn, người học nghề sẽ được trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực tế hơn thì sẽ tìm được việc làm nhanh hơn, dễ hơn.

Nên lựa chọn học Trung cấp, Cao đẳng

Hiện nay, không những học sinh vừa học xong chương trình cấp 3 mà không ít các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ở các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng và nhiều ngành được cho là “hot” đã và đang rơi vào tình trạng thất nghiệp nên bắt buộc phải học thêm 1 nghề để kiếm việc. Tình hình hiện nay tấm bằng Đại học cũng mất dần giá trị, nó không thể đảm bảo cho bạn một công việc như ý sau khi ra trường. Chính vì vậy, học Trung cấp, Cao đẳng ngành Du lịch có những ưu điểm:

  • Thời gian đào tạo ngắn
  • Học phí thấp
  • Công việc ổn định, có thu nhập cao
  • Nhiều cơ hội việc làm

 

Ngoài ra, mới đây 1/1/2018 Luật Du lịch (sửa đổi) vừa có hiệu lực thi hành. Đồng nghĩa bằng Cao đẳng có thể xin cấp thẻ Hướng dẫn viên quốc tế.

Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam với các nước trên thế giới thì việc tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực Du lịch với các nước ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao cho các bạn trẻ.

Hãy đến với chúng tôi: Trường Cao đẳng Duyên Hải – Nơi khởi đầu sự nghiệp của bạn!

Hotline: 0902 76 76 63 (Ngọc Trâm)

Học Trung cấp Du lịch tại Hà Nội

0
TUYỂN SINH TRUNG CẤP DU LỊCH

HỌC TRUNG CẤP DU LỊCH TẠI HÀ NỘI – ĐƯỜNG ĐI NGẮN, VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH

Học Trung cấp là hướng đi mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: rút ngắn thời gian học tập, tiết kiệm chi phí, chương trình học thực tiễn, nhiều cơ hội việc làm…

Vì sao nên học ngành Du lịch?

Mỗi năm, nhóm ngành này cần thêm khoảng 40.000 lao động mới. Không chỉ ở TP HCM và Hà Nội – hai thị trường tuyển dụng lớn nhất nước mà các tỉnh, thành của cả nước cũng cần nguồn nhân sự trẻ, kỹ năng vững vàng để phát triển du lịch địa phương. Nếu bạn là người năng động, tự tin, sáng tạo, ham học hỏi, đam mê khám phá những điều mới lạ thì ngành du lịch nên đứng đầu danh sách lựa chọn theo đuổi của bạn.

Học sinh đã xác định nghề nghiệp mình yêu thích từ sớm có thể đăng ký học Trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS, đã hoặc chưa hoàn thành bậc THPT.

 

Học Trung cấp Du lịch ở đâu tại Hà Nội?

Trường nào đào tạo Du lịch chuyên nghiệp là yếu tố quan tâm hàng đầu của những bạn trẻ đam mê nghề dịch vụ cạnh tranh cao này. Bạn cần chọn trường có năng lực trau đồi kiến thức và phát triển kỹ năng nghề vừa hiệu quả vừa bám sát nhu cầu của nhà tuyển dụng… Nếu vẫn đang băn khoăn chưa biết chọn trường nào, bạn có thể tham khảo Chương trình đào tạo nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch hệ Trung cấp của Trường Cao đẳng Văn Lang Hà Nội. Đây là đơn vị đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Du lịch Việt Nam.

Đối tượng đào tạo:

  • Hệ 1 năm: Sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học mà không phải chuyên ngành về Du lịch
  • Hệ 2 năm: Học sinh hết lớp 12 THPT hoặc bổ túc THPT
  • Hệ 3 năm: Học sinh đã tốt nghiệp THCS khác

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

Một số môn học chuyên ngành:

  • Tổng quan du lịch
  • Tiếng Anh chuyên ngành
  • Marketing du lịch
  • Tâm lý khách du lịch
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Địa lý và tài nguyên du lịch
  • Nghiệp vụ thanh toán
  • Nghiệp vụ văn phòng
  • Lý thuyết và thực hành nghiệp vụ lữ hành
  • Lý thuyết và thực hành nghiệp vụ hướng dẫn

Quên đi nỗi lo thất nghiệp

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, số người thất nghiệp quý I năm 2017 ước tính là 1,14 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở bậc Đại học, Thạc sĩ những năm gần đây tăng cao. Trong khi đó, thất nghiệp ở bậc Trung cấp vẫn ở mức thấp. Không ít trường hợp, nhiều Cử nhân, Thạc sĩ “cất bằng” đi học Trung cấp mong muốn tìm được việc làm. Với thực tế này, nhiều bạn trẻ đã có những suy nghĩ chín chắn hơn khi lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân để có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Được đào tạo chương trình thực tiễn, bài bản từ trên ghế nhà trường, học viên Trung cấp có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc. Điều này được chứng mình bằng nhiều doanh nghiệp không ngừng tuyển dụng học viên Trung cấp. Vì họ đáp ứng được chuyên môn mà doanh nghiệp cần.

Nếu có thắc mắc về ngành Du lịch nói chung và chương trình đào tạo nói riêng, bạn có thể liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn

Hotline: 0902 76 76 63 (Ngọc Trâm)

Email: ngoctram@giaoducvietnam.edu.vn

Chương trình thực tập thực tế 2 ngày 1 đêm Đồng Tháp lớp hdv du lịch

0
đồng sen

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP THỰC TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁP MƯỜI – CAO LÃNH   – SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP

(Đối tượng tham gia: Học viên lớp Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch quốc tế & nội địa)

  • Thời gian: 
  • Phương tiện: Ô tô 45 chỗ
  • Giảng viên hướng dẫn: 

MỤC ĐÍCH 

  • Rèn luyện nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
  • Xây dựng tác phong thực hiện công tác hướng dẫn du lịch một cách chuyên nghiệp
  • Cung cấp các kiến thức liên quan đến địa lý tự nhiên, lịch sử – kinh tế – văn hóa và xã hội tại vùng du lịch Tây Nam Bộ
  • Chia sẻ các kinh nghiệm xử lý tình huống, công tác tổ chức chương trình giao lưu – Gala Dinner
  • Tạo không khí học tập thực hành sôi nổi và tăng cường cơ hội giao lưu, gắn kết giữa các học viên

YÊU CẦU DÀNH CHO HỌC VIÊN

  1. Nghiêm túc và tích cực trong công tác chuẩn bị các nội dung theo sự phân công của Giảng viên Hướng dẫn
  2. Tuân thủ các quy định của Ban tổ chức Chương trình thực tập – thực tế

Kiến thức chuẩn bị khi đi thực tập

Địa lý tự nhiên

  • Khái quát đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
  • Tìm hiểu sự đặc trưng sác tiểu vùng sinh thái: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Đất giồng duyên hải phía Đông, Bán đảo ngập mặn Cà Mau, Phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu
  • Giới thiệu các loại thực vật tiêu biểu: lúa, sen, dừa, đặc sản trái cây khác, hoa Sa Đéc,…
  • Nhấn mạnh đặc điểm mùa nước nổi

Lịch sử – văn hóa – kinh tế – xã hội

  • Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ
  • Văn hóa đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Việt, Hoa, Khmer và Chăm Islam
  • Phật Giáo Nam Tông, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Hòa Hảo, Đạo Dừa, Đạo Nằm, Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ,…
  • Vương quốc cổ Phù Nam, Văn hóa Óc Eo
  • Văn hóa nghệ thuật dân gian
  • Nghệ thuật đờn ca tài tử
  • Danh nhân tiêu biểu vùng đất Tây Nam Bộ
  • Làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Tây Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp nói riêng
  • Các giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu tại Tây Nam Bộ
  • Nhấn mạnh giá trị văn hóa miệt vườn, miệt thứ
  • Tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống tuyến điểm du lịch Đồng Tháp
  • Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đặc sản tại Đồng Tháp, nhấn mạnh chuyên đề ẩm thực từ sen, ẩm thực mùa nước nổi

Kĩ năng

  • Nghiệp vụ  hoạt náo
  • Nghiệp vụ giao tiếp
  • Nghiệp vụ thuyết minh du lịch
  • Nghiệp vụ xử lý tình huống

Chương trình đêm gala

  • Lớp thành lập Ban tổ chức Chương trình giao lưu, phân công 2 MC (1 nam, 1 nữ), chia lớp thành 4 nhóm (1 nhóm chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ và 1 tiết mục hoạt náo)
  • Chủ đề đêm giao lưu: GẶP NHAU Ở ĐẤT SEN HỒNG
  • Thời lượng: 90 phút

Chương trình thực tập thực tế 2 ngày 1 đêm Đồng Tháp lớp hdv du lịch 01 Chương trình thực tập thực tế 2 ngày 1 đêm Đồng Tháp lớp hdv du lịch 02 Chương trình thực tập thực tế 2 ngày 1 đêm Đồng Tháp lớp hdv du lịch 03

 

 

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á

0

CÂU CHUYỆN VỀ PHO TƯỢNG PHẬT NẰM LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á 

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á-Thực hư về “cánh cửa tử thần”

Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần Lệ Xuân.

TƯỢNG PHẬT NẰM-HUONGDANVIENDULICHORG
TƯỢNG PHẬT NẰM-HUONGDANVIENDULICHORG

Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị. Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng… đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi ngạt cho đến chết!

Huyền thọai Linh Sơn Trường Thọ tự

Tương truyền, chùa Tà Cú được sư tổ Hữu Đức khai lập khoảng năm 1870. Bấy giờ, ngọn núi này còn là nơi thâm sơn cùng cốc, đầy thú dữ.

Năm Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng Thái hậu Từ Dũ mắc bệnh nặng, ngự y trong triều đều bó tay. Trong lúc ấy, có quan chủ tỉnh Bình Thuận làm biểu sớ gởi về triều đình, tâu vua về việc sư Hữu Đức rất giỏi thuốc Nam và thường dùng cây cỏ trên núi để chữa bệnh cho mọi người trong vùng, rất hiệu nghiệm. Lập tức Vua Tự Đức nghe theo, liền cho sứ đến thỉnh về triều nhưng sư Hữu Đức từ chối không về, vì đã có lời hứa không xuống núi. Vị sư chỉ trao cho viên sứ một bài chú Chuẩn Đề, thảo dược hái vội trên núi và cách dùng, bảo về trì tụng trong ba ngày thì bệnh tình Hoàng Thái hậu sẽ lành hẳn.

Sau khi sứ thần trở về và làm y theo lời dặn, quả thật sau ba hôm Hoàng Thái hậu lành mạnh như cũ. Nhà vua rất phục và để tỏ lòng tri ân, nhà vua sắc phong danh hiệu của chùa Linh Sơn Trường Thọ và tôn xưng sư Hữu Đức là Đại Lão hòa thượng.

Về sau, có mẹ vợ của công sứ Pháp tên Gat- Nhe đi chùa lễ Phật và có xin một bài chú Chuẩn Đề và một số thang thuốc do sư Hữu Đức bốc để hộ thân. Gặp lúc con gái bà là vợ công sứ lâm bệnh nặng, bà đem thần chú ra trì tụng và sắc thuốc cho uống thì con bà bỗng được bình phục. Công sứ Gat-Nhe thấy vậy liền lên chùa tạ ơn và xin họa chân dung của sư Hữu Đức để làm kỷ niệm. Ngày nay bức chân dung ấy vẫn còn.

Đến đời Vua Đồng Khánh thứ nhất, nhằm năm Đinh Hợi, sư Hữu Đức viên tịch ở tuổi 76, sau khi đã ủy phó Phật sự lại cho các đệ tử. Năm 1960, hòa thượng trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn lộ thiên khổng lồ phía sau lưng chùa.

Bí mật “cánh cửa tử thần”

Năm 1962 công trình tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được khởi công do điêu khắc sư Trương Đình Ý chủ trì. Bốn năm sau, pho tượng Phật khổng lồ dài 49 m, cao 11 m mới hoàn thành và phía sau cổ tượng có cánh cửa mà một người lớn có thể lách mình chui lọt vào trong.

Cánh cửa sau cổ tượng đã bị lấp làm phát sinh nhiều lời đồn đoán

Chính từ cánh cửa này nên dấy lên hàng loạt chuyện đồn thổi, cho rằng pho tượng được xây dựng nhờ kinh phí của chế độ Ngô Đình Diệm. Bởi lẽ công trình trên núi cao phải tốn hàng trăm ngàn lượng, trong khi Linh Sơn Trường Thọ lại là một ngôi chùa nghèo. Thậm chí có tin còn cho rằng trong chiến dịch đàn áp Phật giáo, vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân còn ra lệnh thuộc cấp giả vờ tổ chức đại hội Phật giáo trên núi Tà Cú (lúc đó thuộc tỉnh Bình Tuy). Sau đó, chúng lùa hàng trăm tăng ni vào lòng pho tượng, rồi dùng vũ khí sinh học để giết chết ngạt và bít luôn cánh cửa làm mồ chôn tập thể!

Chỉ cần thông hiểu chút ít về thời cuộc cũng đủ thấy đây là đồn thổi vô căn cứ. Bởi “Sự kiện Phật đản” do gia đình họ Ngô phát động, xảy ra từ tháng 5-1963 khi tượng Phật mới khởi công được một năm. Cũng chính từ “Sự kiện Phật đản” năm 1963 nên đến ngày 1-11-1963, chế độ nhà Ngô bị đảo chính.

Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết; Trần Lê Xuân phải sống lưu vong ở nước ngoài. Trong khi đó, tượng Phật trên núi Tà Cú đến năm 1966 mới hoàn thành. Dù rằng suốt chín năm cầm quyền (1954-4963), gia đình họ Ngô luôn kết hợp các chiến dịch chống Cộng kèm chống cả Phật giáo. Không ít phật tử bị quy kết là thân Cộng và bị truy bức. Đặc biệt là những ngôi chùa trên núi như núi Tà Cú thường bị quy kết là nơi chứa chấp, nuôi dưỡng “Việt cộng nằm vùng”.

Bà Khương Thị Hội, pháp danh Bổn Hiệp (ngụ Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) năm nay gần 70 tuổi, cho biết gần nửa thế kỷ trước, bà đã từng tham gia vác đá xây dựng công trình tượng Phật trên núi Tà Cú. Bà Hội khẳng định gần bốn năm tham gia làm công quả với hàng ngàn người khác, bà không hề thấy một đại hội Phật giáo nào và cũng không có ai chết vì tai nạn khi xây dựng công trình.

Bà Khương Thị Hội, một trong những nhân chứng từng tham gia xây dựng tượng Phật.

Theo bà Hội, tất cả vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt, thép đều được gánh vác từ dưới chân núi lên, không hề có trực thăng vận chuyển như người ta thường đồn đại. Tuy nhiên, bà Hội cũng thừa nhận là không hiểu cánh cửa sau cổ tượng Phật được chừa lại để làm gì và được lấp lại lúc nào. Đặc biệt, một điêu khắc gia đi cùng tôi lên núi Tà Cú, sau khi ngắm khá kỹ khuôn mặt tượng Phật liền nửa thắc mắc nửa như nhận xét: “Tôi có cảm giác khuôn mặt tượng Phật trên núi Tà Cú có một mối liên hệ nào đó với các tượng Phật ở các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Phật Cô Đơn ở Bình Thới (TP.HCM) hay chùa Đại Giác ở Vũng Tàu. Tất cả đều quá đẹp, từ bi mà không ủy mị!”.

 

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, gió nào độc bằng gió Gò Công

1

Không biết từ bao giờ trong dân gian Nam Kỳ đã truyền tai nhau câu ca dao “Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, gió nào độc bằng gió Gò Công”.

Hồi nhỏ mình cũng cứ thắc mắc miết, nếu gió Gò Công độc thì độc thế nào? Sao lại không có gió nào độc bằng? Sao bao con người vẫn sanh sống ở đây?… Cho tới gần đây, có đọc một số bài viết về vùng Gò Công thì mới rút lại còn 2 giả thuyết đáng chú ý:

Lụt năm Giáp Thìn 1904:

Xét ra thì Nam kỳ có phước nhất trong các vùng miền khác. Về mặt thiên tai khi không mấy lúc xảy ra, mà cũng có thể do đó mà dân miệt này không có kinh nghiệm trong việc phòng chống, đối phó với bão lụt. Lịch sử nói lại là hồi năm Giáp Thìn 1904 vùng Gò Công đã hứng một trận lụt lịch sử khiến nhiều người chết và tài sản tiêu tùng vô kể.

“Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi”…

Đọc lại sách sử thì trận bão năm này không chỉ quét tâm điểm vô miệt Gò Công, Định Tường mà còn lan rộng ra miệt Vàm Cỏ, Chợ Lớn, Gia Định và kéo tuốt lên trên Nam Vang. Sách của ông Sơn Nam còn diễn lại là bão đổ vô như hình cánh quạt, rẽ qua hai bên Đồng nai và Cửu Long rồi dồn lại, kẹp Gò Công vô chánh giữa nên bao nhiêu tai ương dân xứ này gánh đủ. Nhà cửa ruộng vườn tan nát, trâu bò ngổn ngang, bao nhiêu gia đình ly tán…

“Từ ngày bão lụt năm Thìn/ Đến nay trôi nổi mới nhìn đặng em”

Và cũng có thể từ sự kiện này, dân gian đã ví von miệt Gò Công khắc nghiệt qua câu ca dao “Gió nào độc bằng gió Gò Công”

Dòng Bao Ngược

Thời mà Nam Kỳ còn chưa phát triển, thì giao thông vận chuyển bằng đường ghe tàu giữ vai trò chủ yếu. Với vị trí nằm giữa hai hệ thống sông quan trọng giữa Đông và Tây Nam Kỳ, mặc nhiên Gò Công trở thành cửa ngõ tự nhiên quan trọng, là điểm trung chuyển giữa hai miệt. Phần lớn ghe xuồng xuôi ngược đều ngang qua sông Vàm Cỏ ở Gò Công đoạn này cũng được gọi với tên Bao Ngược

sông bao ngược-huongdanviendulich.org
sông bao ngược-huongdanviendulich.org

“Anh đi chuyến gạo Gò Công/ Anh về Bao Ngược bị dông rách buồm”

Cũng nhớ rằng khi đó ghe xuồng di chuyển không bằng máy dầu, mà bằng sức chèo hoặc dùng buồm để lợi dụng sức gió để chạy. Điều này sẽ tùy thuộc rất nhiều vào chiều và sức gió.

Khúc sông Vàm cỏ qua Gò Công dài chừng 10 cây số, khúc khuỷu hình dấu ngã với độ uốn éo khá sâu (ai giờ chạy trên cầu Mỹ Lợi, lúc xuống dốc mé Gò Công sẽ dòm thấy đoạn sông này quanh co kỳ cục, nhìn như sợi dây bị cuốn tối đa). Với kiểu hình dạng đó, chẳng có gió nào xuôi được, đi đằng nào cũng bị gió ngược do đó người lái phải vững tay. Nếu vụng về, thiếu kinh nghiệm thì lật ghe như chơi. Phần nữa là khi sóng bị gió đánh nổi lên cao, khi đến góc khúc thì bị chặn lại, đổ dồn ra cửa Vàm Cỏ tạo nên những đợt sóng cao, đặc biệt nguy hiểm cho ghe tàu của thương hồ.

Trong khi những tay chèo dẻo dai cũng phải kiêng nể khúc sông thì bọn cá tôm lại cố hết sức bình sinh, lao vào những cuộn nước xoáy âm thầm dưới lòng sông. Mé Gò Công, dọc theo khúc sông này là các xóm chày: Xóm đáy (chuyên đóng đáy), xóm ghe (đóng ghe), xóm voi/dôi (cục đất dôi ra giữa dòng sông)…. ngày đêm bủa vây dòng giống thủy tộc bằng nhiều phương tiện: câu, lưới cào, lưới đáy, đặt “đuôi chuột”…Nhờ vậy, mùa nào ở đây cũng sẵn có hải sản nước lợ đương vùng vẫy trong vựa. Nhớ hồi nhỏ, cứ mỗi chiều là má sẽ canh mấy chị đóng đáy bưng cá lên chợ bán, tôm cá loại này vừa tươi ngon nhảy roi rói…

Nhìn từ bắc Mỹ Lợi 

Ai mà có đọc truyện Hồ Biểu Chánh thì đâu đó sẽ bắt gặp đoạn sông này:

“Trước xóm có sông Bao Ngược tôm cá không thiếu gì. Dọc theo mé sông là dừa mọc đám nào đám nấy dầy bịt, đốn lá đó mà lợp nhà, khỏi đi đâu xa cho mất công. Có nhiều rạch và xẻo từ ngoài sông cái đâm vô xóm giúp cho ghe ra vô rất dễ…”

Cá nhân mình thì thấy giả thuyết thứ 2 có căn cứ và hợp lý hơn. Đó là dòng chảy quanh co, điều kiện địa lý hiểm trở, khúc sông uốn lượn, nước xoáy ở vàm sông, nguy hiểm luôn rình rập đối với ghe thuyền… nên giới thương hồ ngần ngại khi qua đây, lần hồi truyền miệng nhau rằng gió Gò Công “độc”.

Trong trường ca “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy, trường đoạn vào miền nam  có dùng câu ca dao trên để diễn tả sự khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên nơi vùng đất mới. Qua đó cũng tỏ sự vui mừng của con người trước thiên nhiên để vẽ nên non sông nước Việt 

“Hò lơ hó lơ/ Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ/ Hò lơ hó lơ/ 
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc/ Gió nào độc cho bằng gió Gò Công 

Vợ chồng son đã nuôi lòng ước mong/ Thuận vợ chồng sẽ cùng tát Biển Đông 

Hò lơ hó lơ 
Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ 
Hò lơ hó lơ…”

Tài Liệu : Sưu Tầm 

Mừng giáng sinh và năm mới 2018

0

MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2018 

Hơn 2.000 năm trước, tại kinh thành Bethlehem miền Judea, một vì sao sáng giữa đêm đông buốt giá, một hang đá bên máng lừa và một con người vĩ đại đã ra đời.

Kể từ đó, trong những đêm dài tăm tối, một ánh lửa được thắp lên mang hơi ấm của Tin Mừng đến với muôn người, gieo hy vọng vào Đức Tin trước sự bạo tàn của đoàn quân viễn chinh La Mã. Ngày nay, Giáng Sinh (sau tiết đông chí 1 ngày) là một lễ hội lớn nhất vào dịp cuối năm. Người ta có thể nhìn lại mình và ước nguyện điều kỳ diệu cho năm mới. Tuy nhiên, vào buổi ban đầu, mọi chuyện không phải như vậy.

Mãi đến thời giáo hoàng IULIUS I, năm 360, Giáo hội chọn 25/12, sau tiết đông chí một ngày, để làm lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa của ngày 25/12 là “ánh sáng bừng lên xóa tan đêm dài tăm tối đã qua”. Đông chí (23 hoặc 24/12) có đêm dài nhất trong năm, độ cao Mặt Trời thấp nhất và tiết trời lạnh nhất ở nửa bán cầu bắc.

Hơn nữa, người ta không đón năm mới vào 01/January mà là ngày 01/March, tháng bắt đầu mùa xuân, cây cỏ nở hoa và công việc bắt đầu trở lại.

Vào thời xa xưa, dương lịch xuất hiện nơi đồng bằng, phản ánh sự thay đổi thời tiết và giúp người nông dân biết thời khắc trồng trọt mỗi vụ mùa. Ban đầu, dương lịch của người La Mã chỉ có 10 tháng và số ngày trong tháng phụ thuộc vào thánh chỉ đầu năm của các hoàng đế. Mùa đông không được đưa vào lịch vì mọi sinh hoạt dường như đóng băng. Tháng đầu năm mới phải được mở đầu bằng mùa xuân, tháng March, có chứa ngày xuân phân.

giáng sinh/huongdanviendulich.org

Tên các tháng theo thứ tự và ý nghĩa như sau:

1. March (Martius, tháng của thần Chiến Tranh Mars, thần thoại La Mã)
2. April (Aprilis, tháng “nẩy mầm”)
3. May (Maius, tháng của nữ thần Trái Đất Maia, thần thoại Hy Lạp)
4. June (Junius, tháng của nữ thần Hạnh Phúc Juno, vợ của Jupiter, thần thoại La Mã)
5. Quintilis (tháng thứ năm)
6. Sextilis (tháng thứ sáu)
7. September (tháng thứ bảy)
8. October (tháng thứ tám)
9. November (tháng thứ chin)
10. December (tháng thứ mười)Đến năm 452TCN, các tháng mùa đông đã được đặt tên, xếp vào cuối năm và bộ lịch lắp đầy vòng ngày tháng. Đó là các tháng:
11. January (Januarius, tháng của thần hai khuôn mặt, quá khứ và tương lai, Janus, thần thoại La Mã)
12. February (tháng “tẩy rửa tội lỗi”)

Năm 45TCN, Julius Caesar, hoàng đế La Mã, đã lấy 1 ngày ở tháng cuối năm (February) đưa vào tháng Quintilis và đổi tên thành July (tháng Julius) vì đó là tháng sinh của ông. Vài chục năm sau, hoàng đế Augustus cũng làm tương tự, rút 1 ngày của tháng February và đưa vào tháng Sextilis, đổi tên thành August (tháng Augustus). Kể từ đó, February chỉ còn 28 ngày (hoặc 29 ngày, nếu nhuận).

Ngoài ra, Caesar còn quy định ngày đầu năm mới là 01/January. Tuy nhiên, người ta không làm lễ đón năm mới vì trong 2 tháng January và February chỉ là xấp sếp mọi công việc trước khi được bắt đầu vào lúc mùa xuân vừa đến (tháng March). Bộ lịch này gọi là lịch JULIUS, một năm có 365 ngày và 4 năm nhuận một lần (365,25 ngày trong 1 năm).

Vào khoảng năm 1.500, người ta nhận thấy dịp lễ Giáng Sinh (25/12) ngày càng cách xa tiết đông chí. Lúc này độ cách nhau đã là 11 ngày, trong khi lúc đầu công nguyên chỉ là 1 ngày. Qua quan sát thiên văn tốt hơn và người ta biết được nguyên nhân là do một năm chỉ là 365,2422 ngày.

Do đó, mỗi năm chênh lệch nhau 365,25 – 365,2422 = 0,0078. Sau 100 năm, chênh lệch này là 0,78 ngày. Sau 400 năm, con số này là 3,12 ngày.

Năm 1582, giáo hoàng Gregorius ban hành bộ lịch mới, lịch GREGORY. Theo đó, vẫn như lịch Julius nhưng 400 năm bỏ đi 3 ngày không nhuần. Đó là 3 ngày đầu thế kỷ mà 2 chữ số đầu của năm không chia hết cho 4 (như 1900, 2100, 2200,…). Từ lúc này, ngày 01/January mới chính thức trở thành lễ hội cho năm mới vì thời tiết đã bắt đầu dịu hơn, không còn quá khắc nghiệt sau tiết đông chí.

Các quốc gia dần dần chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Pháp, Italia,… chuyển sang ngay, phải bỏ bớt 10 ngày trong bộ lịch để vẫn giữ khoảng cách giữa Giáng Sinh và tiết đông chí 1 ngày như thời đầu công nguyên. Anh chuyển từ 1752, bỏ 11 ngày. Liên Xô từ 1918, Đông Âu từ 1945, bỏ qua 13 ngày.

Chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2018.

Tài liệu facebook Tan Vo 

KHÓA HỌC

NỘI DUNG XEM NHIỀU

NEW

CAO ĐẲNG - TC - VB2