Trang chủ TÀI LIỆU DU LỊCH ÓC EO – BA THÊ TRONG VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

ÓC EO – BA THÊ TRONG VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

4654
0
Chia sẻ
tài liệu thuyết minh

ÓC EO – BA THÊ TRONG VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Miền Bắc nước ta có nền văn hóa Đông Sơn, đến văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa ở Nam Trung Bộ. Còn đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã hình thành, phát triển nền văn hóa Óc Eo, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam.

Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên. Căn cứ vào thư tịch cổ của Trung Quốc, bia ký và những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học có thể khôi phục lại diện mạo của nước Phù Nam như: phổ hệ các vua Phù Nam, kinh tế, văn hóa xã hội, phạm vi lãnh thổ, những quan hệ giữa Phù Nam với thế giới, cũng như những nguyên nhân tàn lụi của vương quốc Phù Nam.

Trong nền văn hóa Óc Eo có những khu di tích. Trong đó nổi bật và to lớn nhất là khu di tích Óc Eo – Ba Thê thuộc tỉnh An Giang. Với những di tích và hiện vật tìm được cho đến hiện nay, qua những cuộc khai quật khảo cổ, chứng tỏ Óc Eo – Ba Thê là cảng thị lớn nhất của vương quốc Phù Nam. Sau khi vương quốc Phù Nam tàn lụi, cư dân cổ ở đây vẫn tiếp tục cuộc sống cho đến thế kỷ XII – thời kỳ hậu Phù Nam .

Căn cứ vào những di tích và di vật tìm đựợc ở Óc Eo – Ba Thê, so với những di tích và di vật tìm được trong văn hóa Óc Eo cũng như những di tích và di vật khác tìm đựợc ngoài văn hóa Óc Eo nhưng thuộc vương quốc Phù Nam ở vùng đất thuộc Campuchia, Thái Lan, Malaysia…. Từ đó, có thể xác định được chính xác vị trí quan trọng của Óc Eo – Ba Thê, một tiểu quốc lớn, một cảng thị quan trọng trong vương quốc Phù Nam cũng như vị trí của Óc Eo – Ba Thê thời kỳ hậu Phù Nam

văn hóa óc eo

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM 

Phù Nam (Fou Nan, Funan) là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. 

Vị Trí :

 Nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn phía tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7000 lí, cách Lâm Ấp ở phía Tây Nam hơn 3000 lí. Thành cách biển 500 lí, có sông lớn rộng 10 lí từ Tây Bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lí, đất trũng ẩm thấp nhưng bằng phẳng rộng rãi.

Kinh Thành : 

Theo Tân Dường thư: “Phù Nam…có thành quách cung thất, vua  họ Cổ Long ở tại gác lầu trong thành và có lũy bằng cọc gỗ. Dùng lá tre để lợp nhà. Lúc vua đi ra ngoài thì cưỡi voi”. Còn theo Lương thư: “Vua nước đó khi đi lại đều cưỡi voi, các cung tần thị nữ cũng đều như vậy. Vua khi ngồi ngự thì co gối một bên, còn thõng gối bên trái xuống đất. Trước mặt vua trải vả trắng trên bày chậu vàng và lư hương” Ở Óc Eo đã tìm được 1 con dấu bằng thạch anh hình nón, ngồi kiểu vua Phù Nam. Chân trái xếp bằng. Chân phải chống xiên ra bên ngoài.

Kinh Tế : 

 Theo Tân Đường thư – Tân Đường thư :Phù Nam… Ruộng gieo cấy 1 năm thì hái gặt 3 năm. Nước sản xuất kim cương, giống như loại thạch anh màu tía, sinh ra ở đáy nước và trên tảng đá. Người lặn xuống dưới nước để lấy lên. Có thể khắc làm ngọc. Lấy sừng dê đen để nạm ngọc vào”  Theo Lương thư: “Nước Phù Nam…sản xuất vàng bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi,him công lông biếc, anh vũ năm sắc”

Văn Hóa Xã Hội: 

Theo Lương thư: “Phong tục dân nước Phù Nam xưa vốn ở truồng, bới xõa tóc, không may quần áo, tôn một người con gái lên làm vua hiệu là Liễu Diệp, tuổi trẻ khỏe mạnh như con trai. Phía Nam nước Phù Nam có người ngoài biên ải, có người đàn ông thờ quỷ thần tên là Hổn Điền nằm mộng thấy thần ban cho cây cung, theo thuyền buôn ra biển.

Buổi sáng Hổn Điền thức dậy liền đến miếu và tìm được cây cung dưới góc cây thần và theo như trong mộng, cõi thuyền ra biển rồi đến ấp ngoại của nước Phù Nam. Người của Liễu Diệp đông, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ, Hổn Diền liền giương cung bắn vào thuyền của họ, tên xuyên qua một bên mạn thuyền phóng đến những kẻ theo hầu. Liễu Diệp rất sợ hãi, đem dân chúng hàng Hỗn Điền. Hỗn Điền liền dạy cho Liễu Diệp khoét vải luồn qua đầu, thân hình không còn trần truồng nữa, rồi cai trị nước Phù Nam, lấy Liễu Diệp làm vợ, sinh con trai, phân cho làm vương 7 ấp…

Trong nước xây dựng dinh thự, lâu đài, một triều đình ăn chơi, sáng, trưa, chiều ba bốn lần tiếp khách. Dân trong nước dùng chuối, mía, rùa, chim làm lễ vật…Người nước đó ở trần, chỉ có phụ nữ mặc áo chui đầu…

Nay người dân nước đó đều đen đủi, xấu xí, tóc búi, nơi ở không đào giếng, khoảng mười nhà chung nhau một cái ao để múc nước. Phong tục thờ thiên thần. Dùng đồ đồng đúc tượng thiên thần, tượng 2 mặt 4 tay, tượng 4 mặt 8 tay. Các tay đều cầm đứa bé, hoặc chim, thú, hoặc hình Mặt Trời, Mặt Trăng. Vua nước đó khi đi lại đều cưỡi voi, các cung tần thị nữ cũng đều như vậy. Phong tục xứ đó, khi để tang thì cắt tóc, cạo râu.

Đối với người chết có 4 cách tống táng: thủy táng tức ném thi hài xuống dòng sông. Hỏa táng tức thiêu xác ra tro. Thổ táng tức chôn xuống đất. Điểu táng tức bỏ xác ngoài đồng (cho chim ăn). Người tính tham lam, không có lễ nghĩa, con trai con gái tự do phóng túng theo nhau không cần
lễ nghi”

Theo Tân Đừờng thư: “Phù Nam… Dùng lá tre để lợp nhà. Lúc vua ra ngoài thì cưỡi voi. Người nước đó da đen, bới tóc, đi chân đất. Phong tục, không có trộm cướp…
Người bản xứ thích chọi gà, đấu lợn, dùng vàng, châu ngọc,hương liệu để nộp thuế. (Vua) cai trị ở thành Đặc Mục, bỗng chốc bị Chân Lạp xâm chiếm, lại càng di chuyển sâu về phía Nam đến thành Na Phật Na .

Ở Phù Nam, Shiva là vị thần tối cao đựợc thờ trong Ấn Độ giáo, kế đến là thần Vishnu và Đức Phật. Tuy nhiên dần dà về sau, Đức Phật cũng bị thay thế bằng thần Shiva .

Từ cuối thế kỷ VI, Phù Nam bị suy yếu dần và bị Châm Lạp, một thuộc quốc tấn công rồi xâm chiếm. Sau khi rút về phía Nam, giữ thành Na Phất Na và cầm cự một thời gian, đến đầu thế kỷ VII thì chấm dứt sự tồn tại của nước Phù Nam.

tài liệu thuyết minh

ÓC EO -BA THÊ 

Vị Trí Của óc Eo – Ba Thê 

Vị trí của óc Eo- Ba Thê trong vương quốc Phù Nam 

Một số học giả tin rằng Angkor Borei (có vĩ độ 100
59‟19.61 và kinh độ 104058‟38.16”, cách Gò Cây Thị thuộc thị trấn Óc Eo – An Giang 86,26km, cách biên giới Việt Nam 11,22km, cách Thị xã Châu Đốc 35,13km, cách thành phố Long Xuyên 83,54km về phía Bắc và cách bờ biển 85,49km – nay là thị trấn Angkor Borei, thuộc huyện Angkor Borei, tỉnh Takeo) là thủ đô của Phù Nam .

tài liệu thuyết minh

Vị trí của óc Eo-Ba Thê trong hậu Phù Nam 

Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ vào đầu thế kỷ VII, cư dân cổ ở Nam Bộ vẫn tiếp tục cuộc sống cho đến thế kỷ XII mà nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam gọi là thời kỳ hậu Óc Eo hay hậu Phù Nam. Về danh nghĩa, Nam Bộ thời kỳ này bị đặt dưới quyền kiểm soát của Chân Lạp. Nhưng do có nhiều khó khăn, việc cai trị xứ Chân Lạp vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam .

Trong hậu Phù Nam còn có những di tích và di vật ở những nơi khác như : đền thần Mặt Trời Surya Bà Chúa Xứ, đền thần Vishnu Gò Tháp với 2 tượng thần Vishnu bằng đá, có niên đại thế kỷ VI – VII và VII – VIII , đền thần Shiva Gò Minh Sư ở khu vực Gò Tháp có giếng thần trước đền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; đền thần Mặt Trời Gò Năm Tước, đền thần Shiva Gò Đồn.

Với nhiều hiện vật tìm được như linga, yoni, thần giữ cửa – Dravapala, mi cửa, máng nước thiêng somasutra, tháp Phật giáo Gò Xoài với hiện vật bằng vàng như Pháp Thân kệ có niên đại vào khoảng thế kỷ VIII-IX , có những bông sen vàng, 8 lá vàng chạm hình voi ở khu vực Bình Tả, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; khu đền Gò Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang với giai đoạn đầu đền thần Vishnu, có giếng thần như ở Gò Đồn (Long An), ở An Lợi (An Gang)

tài liệu thuyết minh

So sánh Óc Eo – Ba Thê với những khu vực khác giai đoạn hậu Phù Nam ở Nam Bộ thì khu vực Óc Eo – Ba Thê vẫn là khu vực rộng lớn nhất, nhiều di tích và di vật nhất và cũng là khu vực giàu có nhất trong toàn khu vực.

Điều đáng tiếc cho Óc Eo – Ba Thê là ở đây không có tháp gạch cao của thần Shiva, thuộc thời kỳ muộn, như tháp Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) , tháp Bình Thạnh (Tây Ninh) – qua khai quật đã nhận ra khu tháp Bình Thạnh, ít nhất có hai giai đoạn sớm muộn khác nhau: nền móng thấp, có giếng thần là giai đoạn sớm (thế kỷ VII – VIII) thần Vishnu và Shiva và tháp còn thấy hiện nay là giai đoạn muộn (thế kỷ IX – X), tháp thần Shiva.

Sau hàng ngàn năm bị hoang phế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ngày nay dấu tích của văn hóa Óc Eo chỉ còn là những phế tích và mảnh vụn của nghệ thuật, kỹ thuật chế tạo sản phẩm phục vụ đời sống xã hội.

Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích – di vật văn hóa Óc Eo sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình khai phá, mở mang và phát triển vùng đất Nam Bộ một cách xác thực nhất, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ngày nay của Nam Bộ.

Tài Liệu về Văn Hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam : Tải Tại Đây 
Xem thêm nhiều bài thuyết minh khác tại : huongdanviendulich.org

 

Đăng ký Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here